Chính quyền TP.HCM đánh giá khu bến Cần Giờ ở cửa sông Cái Mép nằm tại vị trí có điều kiện tự nhiên thuận lợi về độ sâu luồng và vị trí địa lý nằm trên tuyến hàng hải quốc tế.

TP.HCM thúc đẩy việc xây cảng trung chuyển 6 tỉ USD tại Cần Giờ

Hồ Đông | 30/06/2022, 21:15

Chính quyền TP.HCM đánh giá khu bến Cần Giờ ở cửa sông Cái Mép nằm tại vị trí có điều kiện tự nhiên thuận lợi về độ sâu luồng và vị trí địa lý nằm trên tuyến hàng hải quốc tế.

Ngày 30.6, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã ký văn bản khẩn đề nghị Thủ tướng giao Bộ Giao thông Vận tải phối hợp TP.HCM đánh giá lợi thế, cơ hội và khả năng đáp ứng các điều kiện hình thành cảng trung chuyển quốc tế tại huyện Cần Giờ.

Trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển TP.HCM tăng trưởng bình quân trong giai đoạn năm 2015-2020 là 7,34%; giai đoạn năm 2021-2025 dự kiến là 5%. Năm 2021, sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển thành phố đạt 164,19 triệu tấn, tăng 40,5% so với quy hoạch đến năm 2020 (116,94 triệu tấn), vượt 2,63% so với quy hoạch đến năm 2030 (159,98 triệu tấn), chiếm 23,36% so với sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển cả nước.

Theo quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 đến 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong thời gian tới các khu bến trên sông Sài Gòn của cảng biển TP.HCM sẽ thực hiện di dời, chuyển đổi công năng.

Do đó, UBND TP.HCM cho rằng, việc sớm triển khai xây dựng các cảng container của cảng biển TP.HCM trong giai đoạn 2021-2030 là cần thiết để đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa hiện tại và trong tương lai từ nay đến 2030 của TP.HCM nói riêng và các tỉnh Khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung.  

Chính quyền TP.HCM đánh giá khu bến Cần Giờ ở cửa sông Cái Mép nằm tại vị trí có điều kiện tự nhiên thuận lợi về độ sâu luồng và vị trí địa lý nằm trên tuyến hàng hải quốc tế có thể đáp ứng cho tàu container có trọng tải 250.000 DWT (24.000 Teus) hoạt động tuyến châu Âu, châu Phi, châu Mỹ nên có điều kiện hình thành cảng container trung chuyển quốc tế. Dự án sau khi hình thành sẽ tạo lợi thế cạnh tranh với các nước trong khu vực, tạo sự đột phá trong phát triển kinh tế biển cho TP.HCM và cả nước. 

Dự kiến, công trình được phân kỳ thành 7 giai đoạn đầu tư. Trong đó, thời gian xây dựng và hoàn thành giai đoạn 1 là 2024-2027. Giai đoạn cuối được đầu tư và đưa vào khai thác vào năm 2040. Sau khi hoàn thành, công suất thông qua của cảng này 10-15 triệu Teus. Tổng mức đầu tư khoảng 6 tỉ USD.

Trong cuộc gặp gỡ Thủ tướng Phạm Minh Chính hồi tháng 11.2021, Cảng Sài Gòn và tập đoàn vận tải biển lớn nhất thế giới MSC bày tỏ mong muốn hợp tác các đơn vị, phát triển dự án Cảng trung chuyển quốc tế tại huyện Cần Giờ.

Thủ tướng cũng hoan nghênh đề xuất này và đề nghị đối tác đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực cảng biển, tăng sản lượng hàng hóa trung chuyển tại Việt Nam. Các Bộ, ban ngành liên quan sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị thực hiện dự án này.

Bài liên quan
TP.HCM: SAWACO gắn đồng hồ nước theo nguyện vọng của hơn 80 hộ dân huyện Cần Giờ
Từ ngày 14 - 21.1, Xí nghiệp Cấp nước Cần Giờ - đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) phối hợp cùng chính quyền, đoàn thể xã Tam Thôn Hiệp, huyện Cần Giờ, TP.HCM triển khai lắp đặt đồng hồ nước đến hơn 80 hộ dân có nhu cầu sử dụng nguồn nước sạch của SAWACO cung cấp.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM thúc đẩy việc xây cảng trung chuyển 6 tỉ USD tại Cần Giờ