UBND TP.HCM vừa ban hành kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, doanh ngiệp có vốn nhà nước trực thuộc UBND TP.HCM đến hết năm 2025. Quyết định có hiệu lực từ ngày 1.8.
Kinh tế - đầu tư - dự án

TP.HCM thực hiện cổ phần hóa 10 doanh nghiệp

Ánh Dương 03/08/2024 13:21

UBND TP.HCM vừa ban hành kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, doanh ngiệp có vốn nhà nước trực thuộc UBND TP.HCM đến hết năm 2025. Quyết định có hiệu lực từ ngày 1.8.

Theo đó, đến năm 2025, TP sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN), doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc UBND TP theo kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 184/QĐ-TTg và Công văn số 173/TTg-ĐMDN.

Mặt khác, cơ quan chức năng hoàn thành thẩm định, trình UBND TP phê duyệt đề án “Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước thuộc UBND TP.HCM giai đoạn 2022-2025” theo Quyết định số 360/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 2916/QĐ-UBND của UBND TP.

4-3_opt-6.jpg
Trụ sở Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn - TNHH MTV - Ảnh: T.C.A

TP cũng quyết liệt thực hiện cổ phần hóa và đảm bảo đến hết năm 2025 hoàn thành công bố giá trị doanh nghiệp đối với 10 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ trực thuộc UBND TP theo danh mục đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 184/QĐ-TTg.

TP đảm bảo thực hiện theo đúng quy trình cổ phần hóa mà Chính phủ quy định, quy định phân công thực hiện quy trình chuyển doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần do UBND TP ban hành; và các quy định pháp luật có liên quan.

Sau năm 2025, TP nghiên cứu sắp xếp lại toàn bộ DNNN trên địa bàn theo các nhóm ngành động lực quan trọng trong cơ cấu kinh tế TP, hình thành những tập đoàn có đầy đủ tiềm lực, đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng thông qua việc ứng dụng khoa học - công nghệ cao, công nghệ thông minh tạo sự đột phá, sức lan tỏa cao, góp phần chính trong định hướng, dẫn dắt thị trường, thành phần trụ cột trong phát triển kinh tế - xã hội TP như: Thương mại - Dịch vụ, Đầu tư tài chính, Xây dựng - Địa ốc, Công nghệ thông tin - chuyển đổi số, Du lịch, Dịch vụ công ích, môi trường…

TP.HCM tiếp tục duy trì công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đối với 32 doanh nghiệp, cụ thể:

Công ty Đầu tư tài chính nhà nước TP.HCM.

Công ty TNHH một thành viên Đường sắt đô thị số 1.

Công ty TNHH một thành viên Quản lý khai thác dịch vụ thủy lợi TP.HCM.

Công ty TNHH một thành viên Vàng bạc đá quý Sài Gòn.

Tổng công ty Du lịch Sài Gòn – TNHH một thành viên.

Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn – TNHH một thành viên.

Công ty TNHH một thành viên Phát triển công nghiệp Tân Thuận.

Công ty TNHH một thành viên Thảo cầm viên Sài Gòn.

Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ cơ quan nước ngoài.

Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích thanh niên xung phong.

Công ty TNHH một thành viên Thoát nước đô thị TP.HCM.

Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị TP.HCM.Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh TP.HCM

Các công ty TNHH một thành viên dịch vụ công ích quận huyện.

Riêng 3 công ty TNHH một thành viên dịch vụ công ích quận 2, quận 9, quận Thủ Đức sẽ tiến hành sáp nhập.

TP.HCM thực hiện cổ phần hóa với 10 doanh nghiệp. Trong đó, nhà nước nắm giữ từ 65% vốn điều lệ trở lên đối với Tổng công ty Thương mại Sài Gòn TNHH một thành viên. Cổ phần hóa, nhà nước nắm giữ trên 50 đến dưới 65% vốn điều lệ với 8 doanh nghiệp, gồm Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn TNHH một thành viên, Công ty TNHH một thành viên Dược Sài Gòn, Tổng công ty Bến Thành TNHH một thành viên, Tổng công ty Cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn TNHH một thành viên, Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn TNHH một thành viên, Tổng công ty Xây dựng Sài Gòn TNHH một thành viên, Tổng công ty Văn hóa Sài Gòn TNHH một thành viên, Công ty TNHH một thành viên 27.7 TP.HCM. Cổ phần hóa, Nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở xuống đối với Tổng công ty Công nghiệp in bao bì Liksin TNHH một thành viên.

Riêng Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH một thành viên thực hiện sắp xếp theo quy định pháp luật về sắp xếp công ty nông - lâm nghiệp.

Bài liên quan
Doanh nghiệp công nghệ số cần dấn thân vào lĩnh vực công nghệ mới, đổi mới sáng tạo
Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng mỗi doanh nghiệp công nghệ số cần dấn thân vào những lĩnh vực công nghệ tiên phong, đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển, chủ động tiếp cận công nghệ mới và không ngừng đổi mới sáng tạo…

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM thực hiện cổ phần hóa 10 doanh nghiệp