Liên tiếp trong những ngày qua, bệnh nhi mắc sốt rét được chuyển về TP.HCM nhập viện liên tục tăng lên. Điều này đang dấy lên một hồi chuông báo động về tình trạng bệnh sốt rét. Các bác sĩ khuyến cáo người dân phải hết sức cẩn thận với căn bệnh này.

TP.HCM: Trẻ mắc sốt rét ồ ạt nhập viện

Hồ Quang | 22/11/2017, 17:24

Liên tiếp trong những ngày qua, bệnh nhi mắc sốt rét được chuyển về TP.HCM nhập viện liên tục tăng lên. Điều này đang dấy lên một hồi chuông báo động về tình trạng bệnh sốt rét. Các bác sĩ khuyến cáo người dân phải hết sức cẩn thận với căn bệnh này.

Trẻ đồng loạt mắc sốt rét

Hiện nay các bệnh viện nhi trên địa bàn TP.HCM xuất hiện khá nhiều bệnh nhi mắc sốt rét. Phần lớn các bệnh nhi mắc sốt rét đều được chuyển tới từ Bình Phước và Đắk Nông. Ở cả 2 bệnh viện Nhi đồng 1 và Nhi đồng 2 đều có bệnh nhân mắc sốt rét đang điều trị tại đây.

Chăm sóc đứa con gái Tạ Thị Ngọc Yến (7 tuổi) điều trị tại Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) được 1 tuần, chị Trần Xy Sành (mẹ bé Yến, ngụ ở tỉnh Bình Phước) mới thở phào nhẹ nhõm vì cháu đã vượt qua cơn nguy kịch.

ChịSành cho hay trước ngày nhập viện 1 tuần, bé bị sốt cao và đi khám bác sĩở địa phương được chẩn đoán là sốt siêu vi. Tuy nhiên, sau khi điều trị một tuần vẫn không giảm sốt, lại còn tiêu chảy, xanh xao, lạnh run, gia đình liền đưa cháu đến Bệnh viện Nhi đồng 2 thì các bác sĩ chẩn đoán cháu bị sốt rét.

“Tui quá bất ngờ khi nghe bác sĩ nói cháu bị sốt rét. Ở khu vực xung quanh nhà tui sống cũng có một số người mắc sốt rét nhưng chủ yếu là người lớn, đây là trường hợp trẻ con mắc bệnh đầu tiên”, chị Sành chia sẻ.

Bác sĩ Lê Hải Lợi-Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2 cho hay, chỉ trong vòng 3 ngày, đơn vị này tiếp nhận 2 trường hợp trẻ em mắc bệnh sốt rét.Ngoài bệnh nhi Tạ Thị Ngọc Yến (7 tuổi, ngụ tỉnh Bình Phước) nhập viện ngày 14.11 còn có bệnh nhiNgô Bùi Bảo Uyên(1 tuổi, ngụ tỉnh Đăk Nông) nhập viện này 17.11.

Theo bác sĩ Lợi, các bệnh nhi trên đều đã được người nhà điều trị tại bệnh viện địa phương những không hiệu quả do chẩn đoán không đúng bệnh. Cả 2 bệnh chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 2 trong tình trạng sốt kéo dài, tiêu chảy, thiếu máu, xanh xao, lạnh run...

Tại đây, sau khi tiến hành làm xét nghiệm các bác sĩ phát hiện cả 2 bệnh nhi trên đều có hiện diện ký sinh trùng sốt rét. “Sau gần 1 tuần điều trị đến hôm nay (22.11) cả 2bệnh nhi đã ổn định, có thể xuất viện trong vài ngày tới”, bác sĩ Lợi cho biết.

Trong khi đó, tại Bệnh viện Nhi đồng 1 cũng liên tục xuất hiện các trường hợp trẻ mắc sốt rét nhập viện, thậm chí có trẻ chỉ mới vài tháng tuổi như trường hợp bé Trần Công Khởi (5 tháng tuổi) và bé Hỏa Trường Giang (3 tuổi, cùng ngụ ở Đắk Nông). Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm, bác sĩ ở đây phát hiện chỉ số ký sinh trùng sốt rét ở2 bé này rất nặng.

Bác sĩ cảnh báo về sự lơlà của người dân

Bác sĩ Trương Hữu Khanh-Trưởng khoa Nhiễm –Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết trẻem mắc sốt rét khá hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm do sức đề kháng của trẻ còn yếu.

Tuy nhiên bệnh sốt rét rất khó nhận biết ở giai đoạn đầu, vì các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh chưa xuất hiện rất dễ nhầm lẫn với những bệnh khác.

Tùy theo lứa tuổi, các đặc điểm khi mắc sốt rét có những diễn biến khác nhau. Cần có sự phân biệt để giúp cho việc chẩn đoán xác định.

Ở trẻ dưới 3 tháng tuổi đến 6 tháng tuổi ít bị nhiễm bệnh sốt rét và ít tử vong do bệnh sốt rét vì còn mang huyết sắc tố F (fetal hemoglobin), còn có kháng thể được thụ hưởng từ người mẹ và do còn bú mẹ nên cơ thể trẻ thiếu chất PABA (para-amino benzoic acid), vì vậy, ký sinh trùng sốt rét không tổng hợp được acid folic để phát triển.

Tuy nhiên, trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên tỷ lệ mắc sốt rét và tử vong do sốt rét thường cao hơn người lớn, cao nhất ở nhóm trẻ em từ 4 - 5 tuổi.

Ở trẻ từ 1 đến 4 tuổi thường hay bị cơn co giật khi có sốt cao. Triệu chứng rối loạn tiêu hóa như nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, bụng đầy trướng hơi xảy ra khá phổ biến.

Theo bác sĩLợi, bệnh sốt rét ở đoạn đầu dễ nhầm với cảm sốt thông thường và chỉ có phết máu ngoại biên, soi dưới kính hiển vi mới tìm được ký sinh trùng sốt rét. Sốt rét kéo dài có thể dẫn đến tử vong do thiếu máu nặng bởi ký sinh trùng sốt rét gây tán huyết.

Bác sĩ Khanh cảnh báo về sự lơlà của người dân về bệnh sốt rét. Trong suốt thời gian qua, bệnh sốt rét chưa xuất hiện, giờ bất ngờ xuất hiện hàng loạt. Chính sự lơ là và coi thường về bệnh sốt rét nên bệnh đã quaytrở lại. Nếu tình trạng trên tiếp diễn thì sẽ rất nguy hiểm.

“Người dân sống trong vùng sốt rét lưu hành khi có biểu hiện sốt kéo dài cần nghĩ đến bệnh lý sốt rét và đi khám kết hợp xét nghiệm máu để được điều trị kịp thời”, bác sĩ Khanh lưu ý.

Hồ Quang

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tìm giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long
3 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 26.4, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Cần Thơ và báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức hội thảo với chủ đề "Giải pháp về nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long".
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM: Trẻ mắc sốt rét ồ ạt nhập viện