Vắc xin được xem là “cứu cánh” cho con người thoát khỏi bệnh tật, nhưng nó cũng đã tước đoạt không biết bao nhiêu mạng sống của con người. Sự “nghiệt ngã” này của vắc xin đã khiến không ít người dân hoang mang, một số người đã hình thành nhóm Anti vắc xin (không tiêm vắc xin). Vì đâu có sự nghiệt ngã này của vắc xin?

Sự ‘nghiệt ngã’ của vắc xin

Hồ Quang | 21/11/2017, 19:12

Vắc xin được xem là “cứu cánh” cho con người thoát khỏi bệnh tật, nhưng nó cũng đã tước đoạt không biết bao nhiêu mạng sống của con người. Sự “nghiệt ngã” này của vắc xin đã khiến không ít người dân hoang mang, một số người đã hình thành nhóm Anti vắc xin (không tiêm vắc xin). Vì đâu có sự nghiệt ngã này của vắc xin?

Vắc xin kém hiệu quả vì có tạp chất

Khôngai có thể phủnhận những thành quả mà vắc xin mang lại, đó là nhờ vắc xin mà Việt Nam đã triệt tiêu được bệnh đậu mùa, thanh toán bại liệt, giảm đáng kể các bệnh sởi, bạch hầu, ho gà, uốn ván, thương hàn...

Dù thừa nhận vắc xin có nhiều ưu điểm, hiệu quả trong phòng chống bệnh, tuy nhiên mới đây tại cuộc Hội thảo “Vắc xin và Bệnh truyền nhiễm”, TS.BS Huỳnh Tấn Tiến - Chủ tịch Hội y học Dự phòng TP.HCM - cũng cho rằng vắc xin có rất nhiều hạn chế và đang gây ra không ít những nguy hại đến sức khỏe của người sử dụng.

Những hạn chế của vắc xin thì nhiều nhưng bác sĩ Tiến cho rằng có 2 yếu tố hạn chế dễ nhận thấy nhất là kém hiệu quả và các tai biến đi kèm.

Tính kém hiệu quả của vắc xin có thể biểu hiện về mặt chất (đáp ứng miễn dịch không thích hợp) và về mặt lượng (không có đáp ứng miễn dịch).

Việc vắc xin kém về lượng là do các “lỗ hổng” trong kho tàng miễn dịch. Phân tích của bác sĩ Tiến cho thấy trên lý thuyết các tế bào lympho B có thể tạo ra hơn 10 loại kháng thể đặc hiệu; còn lympho T có thể nhận diện trên 15 kháng nguyên khác nhau nhưng không phải là vô hạn.

Bác sĩ Tiến cho rằng hiệu quả của vắc xin tùy thuộc vào thời gian bảo vệ. Vì trí nhớ miễn dịch có thể tồn tại suốt đời nhưng sự sản xuất ra kháng thể thì không, nếu không tái kích thích.

Ngoài ra, đột biến của các tác nhân gây bệnh là cơ chế sinh tồn của các tác nhân gây bệnh. Chính đột biến đẩy hệ miễn dịch vào một cuộc rượt đuổi trường kỳ.

Trong khi đó, một trong những nguyên nhân khiến vắc xin kém hiệu quả theo bác sĩ Tiến chính là việc sử dụng phụ gia. Do muốn giảm tác dụng không mong muốn của vắc xin, nhà sản xuất thường tinh lọc các chế phẩm, nhưng có những vắc xin quá tinh khiết lại kém hiểu quả. Khi đó để khắc phục, nhà sản xuất lại dùng một số phụ gia trong chế phẩm vắc xin như: nhôm hydroxid, nhôm phosphate...

Bên cạnh đó, các tác nhân gây bệnh ngoại bào, đáp mứng miễn dịch dịch thể là thích hợp, do đó nếu vắc xin gây được đáp ứng miễn dịch nhưng không đúng loại đáp ứng thìhiệu quả cũng không được đảm bảo.

Vắc xin là “ thủ phạm” của tai biến

Một trong vấn đề mà thời gian qua người dân lo sợ nhất về vắc xin chính là tai biến. Những tai biến đã cướp đi rất nhiều sinh mạng của các cháu bé vô tội, nhưng các nhà chức trách lại cho rằng không phải do vắc xin mà do cơ địa của trẻ hay do những nguyên nhân khác.

Thực tế trên theo các chuyên gia y tế dự phòng thì vắc xin đang là “thủ phạm” của những tai biến. Tai biến khi dùng vắc xin có 2 loại, đó là nhiễm bệnh vàbệnh miễn dịch.

Đối với nhiễm bệnh, phân tích của bác sĩ Tiến cho thấy vắc xin sống, giảm động lực có thể gây cho người bị suy giảm miễn dịch.

Bên cạnh đó là nguy cơ nhiễm các tác nhân gây bệnh khác vào trong chế phẩm vắc xin; đặc biệt là việc phục hồi của các tác nhân vi sinh - một trong những tác nhân làm giảm động lực tìm lại được động lực của chính mình. Chính việc tìm lại động lực này đã gây ra việc nhiễm bệnh khi tiêm vắc xin.

Bác sĩ Tiến đưa dẫn chứng đối với vắc xin ngừa bại liệt, cứ 10 trẻ uống vắc xin ngừa bại liệt (vắc xin Sabin) thì có 1 trẻ sẽ bị tai nạn này.

Riêng với tai biến do miễn dịch, bác sĩ Tiến cho biết khi tiêm vắc xin phòng dại thử nghiệm trên đàn cừu thì cho thấy tỷ lệ tự nhiễm bệnh trên hệ thần kinh là khoảng 1/1000. “Điều này có thể là do vắc xin chiết suất từ não đó đã mang theo cả những mẫu protein của tế bào thần kinh, khi tạo miễn dịch cơ thể (được tiêm) đã tạo ra cả kháng thể chống lại cấu trúc thần kinh của mình”, bác sĩ Tiến chia sẻ.

Hồ Quang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào
Với mục tiêu không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan chủ động đánh giá, dự báo sát tình hình; xây dựng các phương án, kể cả phương án xấu nhất.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sự ‘nghiệt ngã’ của vắc xin