Ngôi trường này năm đầu tiên chỉ tuyển được vài chục sinh viên. Dạy được 1 năm, trường bỏ hoang cho đến nay.

Trà Vinh: Xây trường đại học hàng chục tỉ rồi… bỏ hoang

Nguyên Việt | 16/09/2019, 13:35

Ngôi trường này năm đầu tiên chỉ tuyển được vài chục sinh viên. Dạy được 1 năm, trường bỏ hoang cho đến nay.

Năm 2008, UBND tỉnh Trà Vinh cấp hơn 9ha đất cho Trường đại học Công nghiệp thực phẩm TP.HCM (thuộc Bộ Công Thương) xây dựng cơ sở tại ấp Giồng Trôm, xã Mỹ Chánh, H.Châu Thành. Sau một thời gian thi công, 3 dãy nhà hình chữ U, 5 tầng, mọc lên khang trang giữa những cánh đồng lúa bạt ngàn, nằm cặp quốc lộ 54. Ngoài 3 dãy nhà gồm 40 phòng, cơ sở này không còn hạng mục nào khác kể cả hàng rào bao quanh. Đây chỉ là giai đoạn 1 của dự ánvà hiệnnay ngôi trường đã không còn hoạt động nữa.

Giữa tháng 9.2019, PV đã đến và tận mắt thấy sự xuống cấp trầm trọng của ngôi trường sau nhiều năm bị bỏ hoang. Tại sảnh chính của trường, mộtngười đàn ông quêĐồng Tháp cho biết mình là bảo vệ duy nhất của trường từnhiều năm qua. Dù trường không còn hoạt động, cơ sở vật chất xuống cấp nhưng ông vẫn ở lại để làm nhiệm vụ của mình.

Không khó để nhìn thấy những bức tường hoen ố, những ô cửa kính bị vỡ bám đầy bụi, những hành lang đầy lá khô, phân chuột dọc theo các dãy nhà vì bỏ hoang nhiều năm qua. Xung quanh trường là cây cỏ mọc um tùm, lâu ngày không ai cắt dọn. Tại hành lang của tầng 1, nhiềuvũng nước lớn đọng lại sau những trận mưa càng làm tăng sự u ám lạnh lẽo của ngôi trường.

Người bảo vệ cho biết, từ khi đưa vào sử dụng, trường tuyển sinh được một lần, với vài chục sinh viên và chỉ học trong một thời gian ngắn rồi sau đó chuyển đi đâu không rõ. Đó là câu chuyện từ năm 2013. Cho đến nay, suốt 6 năm ngôi trường đã không còn hoạt động nữa, nghe nói dokhông tuyển được sinh viên. Người duy nhất ở lại trường lấy 1 phòng tầng trệt làm chỗ ở và sinh hoạt. Ông nóithỉnh thoảng có người của trường ghé thăm một lát rồi lại đi.

Đại diện Văn phòng UBND tỉnh Trà Vinh cho biếthơn 9ha đất UBND tỉnh giao cho Trường đại học Công nghiệp thực phẩm TP.HCMthuộc diện đất công, không thu tiền vì đây là cơ sở sự nghiệp công lập. Thời hạn sử dụng đất là lâu dài. Ông Lê Văn Hẳn - Phó chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh cho biết: “Trên địa bàn tỉnh có 1 cơ sở được đầu tư như vậy mà bỏ hoang thì thật lãng phí. Tỉnh đã đề nghị Bộ Công Thương chuyển giao cho địa phương, tỉnh sẽ xem công năng cơ sở này để phát huy tác dụng cho địa phương. Với cơ sở như thế này, tỉnh sẽ khai thác được nhiều thứ”.

Tháng 9.2017, Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh cũng đã có công văn gửi Bộ Công Thương xin tiếp nhận cơ sở đào tạo của Trường đại học Công nghiệp thực phẩm TP. HCM.Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng Trà Vinh có đông đồng bào Khơme, tỷlệ hộ nghèo còn cao, điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn. Tỉnh đang thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập, thực hiện mục tiêu giảm nghèo. Tuy nhiên tỉnh còn gặp nhiều khó khăn do thiếu kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở dạy nghề.

Trước đó, tỉnh Trà Vinh cũng đã có 2 cuộc họp với lãnh đạo Trường đại học Công nghiệp thực phẩm TP.HCM về việc được tiếp nhận cơ sở đào tạo trên. Do đó, UBND tỉnh Trà Vinh đề nghị Bộ Công Thương xem xét chủ trương chấp thuận để tỉnh quản lý, sử dụng cơ sở của trường. UBND tỉnh Trà Vinh sẽ bố trí, sử dụng làm trường dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Sau khi tỉnh gửi công văn đến Bộ Công Thương, lãnh đạo của Trường đại học Công nghiệp thực phẩm TP.HCM có đến làm việc với UBND tỉnh Trà Vinh về việc chuyển giao và tiếp nhận trên. Tuy nhiên đến naycả haibên vẫn chưa đạt được thỏa thuận cuối cùng. Theo tìm hiểu của PV, phía trường đề nghị UBND tỉnh Trà Vinh chi trả phần mà Bộ Công Thương đã hỗ trợ cho trường xây cơ sở tại đây. Được biết, vốn đầu tư giai đoạn 1 của cơ sở này là hơn 45 tỉ đồng. Trong đó vốn ngân sách là 20 tỉ đồng, số còn lại là vốn đối ứng của trường.

Một số hình ảnh về sự hoang phế của ngôi trường hàng chục tỉ:

Thanh Nguyên
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 1: Vùng ngọt nhưng… thiếu nước ngọt
4 giờ trước Bảo vệ môi trường
Vùng ĐBSCL hiện đang bước vào cao điểm mùa khô, năm nay, do ảnh hưởng của El Nino khiến cho tình hình hạn hán, sụt lún đất, thiếu nước sinh hoạt trở nên trầm trọng. Có nơi, mặc dù là vùng ngọt quanh năm nhưng lại… thiếu nước ngọt khiến cuộc sống người dân gặp nhiều khó khăn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trà Vinh: Xây trường đại học hàng chục tỉ rồi… bỏ hoang