Cuối năm 2017 hoặc đầu năm 2018, trạm không gian Thiên Cung 1 của Trung Quốc sẽ rơi xuống trái đất vì không còn có thể kiểm soát được nó, và trở thành "vật trời đánh" với những mảnh vỡ nặng cỡ 100 kg vung vãi khắp mặt bằng Địa cầu.
Mất quyền kiểm soát "biểu tượng hùng mạnh"...
Theo báo Guardian ngày 13.10, phòng thí nghiệm Thiên Cung 1 từng được ca ngợi là "biểu tượng hùng mạnh" của Trung Quốc. Trạm không gian nặng 8,5 tấn này được phóng vào vũ trụ hồi năm 2011, trong một tham vọng khoa học nâng Trung Quốc lên hàng siêu cường không gian.
Thiên Cung 1đã được sử dụng làm căn cứ không gian cho những chuyến bay không và có người lái.Và năm 2012, nữ phi hành gia vũ trụ đầu tiên của Trung Quốc, thiếu tá Lưu Dương, đã lên thăm Thiên Cung 1.
Đếnnăm 2016, sau nhiều tháng có những tin đồn, các quan chức Trung Quốc mới chính thức xác nhận: Họ không còn có thể kiểm soát trạm không gian này, và Thiên Cung 1 sẽ rơi xuống trái đất vào năm 2017 hoặc 2018.
Sau đó, Cơ quan vũ trụ Trung Quốc báo với LHQ: Thiên Cung 1 sẽ rơi xuống trái đất trong khoảng thời gian từ giữa tháng 10.2017 đến tháng 4.2018.
Kể từ đó, quỹ đạo của Thiên Cung 1 luôn hạ xuống thấp. Vài tuần gần đây, nó đến sát bầu khí quyển trái đất và bắt đầu rớt xuống nhanh hơn.
Jonathan McDowell, nhà vật lý thiên văn nổi tiếng của Đại học Harvard, nói: “Nay, điểm gần trái đất của trạm không gian này là dưới 300 km và trong tầng nhiệt quyển. Ở độ cao, nhiệt độ của tầng này khoảng 3.000 đến 4.000 độ C. Vì thế, tỉ lệ phân rã của Thiên Cung 1 đang lên cao hơn. Tôi cho rằng nó sẽ rơi xuống trái đất trong vài tháng nữa, khoảng cuối năm 2017 hoặc đầu năm 2018”....
...Và Thiên cung 1 sẽ thành "vật trời đánh"!
Dù đa phần Thiên Cung 1 sẽ bị đốt cháy trong khí quyển trái đất, ông McDowell nói vài mảnh vỡ nặng cỡ 100kg vẫn có thể văngra khi trạm không gian này đập xuống bề mặt Địa cầu.
Nguy cơ có ai đó bị trúng mảnh vỡ này rất thấp. Hồi tháng 5, Trung Quốc đã báo cáo Ủy ban LHQ về sử dụng không gian vũ trụ vào mục đích hòa bình: Họ sẽ cẩn trọng theo dõi quá trình rơi của Thiên Cung 1,và sẽ thông báo với LHQ khi trạm này bắt đầu quá trình rơi cuối.
Ông McDowell nói: “Dự báo trước nơi Thiên Cung 1sẽ rơi là điều không thể, thậm chí trong vài ngày trước khi nó rơi. Bạn không thể lái cái thứ này. Ngay cả nếu như vài ngày trước khi nó đi vào khí quyển trái đất, có lẽ trong vòng 5, 6 giờ, chúng ta sẽ không biết được khi nào nó rơi xuống, cũng có nghĩa là không biết nó rơi xuống đâu”.
Ông McDowell nói chỉ cần bầu khí quyển có chút thay đổi nhỏ cũng có thể thúc điểm rơi của Thiên Cung 1"bay từ lục địa này qua lục địa kia".
Đã có nhiều tàu vũ trụ to hơn bị mất kiểm soát khi trở lại bầu khí quyển, nhưng chưa có vụ nào được báo cáo gây thương tích cho con người.
Năm 1991, trạm không gian Chào mừng 7 (Salyut 7) nặng 20 tấn rơi xuống Trái đấttrong lúc nó vẫn còn cập vào tàu vũ trụ Cosmos 1686 (cũng nặng 20 tấn). Cả hai chiếc rơi xuống lãnh thổ Argentina, văngmảnh vỡ khắp thị trấn Capitan Bermudez.
Năm 1979, trạm không gian khổng lồ Skylab 77 tấn của NASA rơi mạnh xuống trái đất trong một cuộc rơi hoàn toàn không thể kiểm soát, với nhiều mảnh vỡ lớn rơi bên ngoài thành phố Perth thuộc bang Tây Úc.
Bảo Vĩnh (theo Guardian)