Chính quyền Mỹ quyết không tăng vốn tài trợ cho Ngân hàng Thế giới (WB) cho đến khi tổ chức này xem xét lại toàn bộ khoản vay cho Trung Quốc và những quốc gia có thu nhập trung bình.

Mỹ ngừng tài trợ, buộc Ngân hàng Thế giới xem lại các khoản vay cho Trung Quốc

Cẩm Bình | 13/10/2017, 16:12

Chính quyền Mỹ quyết không tăng vốn tài trợ cho Ngân hàng Thế giới (WB) cho đến khi tổ chức này xem xét lại toàn bộ khoản vay cho Trung Quốc và những quốc gia có thu nhập trung bình.

Chủ tịch WB Jim Yong-kim là người đề xuất tăng nguồn vốn tài trợ cho WB.Ông hy vọng trong cuộc họp thường niên trong tuần này tại Washington (Mỹ), các nhà tài trợ lớn sẽ đồng ý và đưa ra một thời gian biểu cụ thể cho việc tăng vốn, theo báoFinancial Times.

Tuy nhiên,chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phản đối và đưa ra yêu cầu: Trước khi WB muốn Mỹrót thêm vốn cho Ngân hàng Quốc tế vìTái thiết và Phát triển (IBRD, một trong hai cơ quan dưới quyền của WB) thì WB phải “xem xét nghiên túc” bảng cân đối kế toán của mình,đặc biệt là xem xét những khoản vay cho Trung Quốc, nước vay WB nhiều nhất.

Một quan chức cấp cao của Bộ Tài chínhMỹ nói:“Điểm mấu chốt ở đây là vốn đóng góp của chúng tôi giữ tỷ lệ rất cao trong bảng cân đối của WB, trong khi tiền cứ đổ vào những nước và những dự án đã có quá đủ năng lực vay”.

Trước yêu cầu của Mỹ, Chủ tịch Kim đã phản bác lại: “Tôi cho rằng lý do căn bản để chúng tôi hợp tác với Trung Quốc đã rất rõ ràng: Chúng tôi không chỉ giúp họ phát triển, mà những bài học từ Trung Quốc rất có ích để WB tiếp tục giúp đỡ những quốc gia đang phát triển khác”.

Chủ tịch Kim khẳng định hiện WB rất cần có thêm nguồn vốn vì nhu cầu cho vay đang tăng cao, và quyền quyết định có góp thêm vốn hay không thuộc về các nhà tài trợ.

Theo Financial Times, động thái phản đối của Mỹ cho thấy tầm nhìn của Chủ tịch Kim là muốn WB gắn kết sâu rộng hơn với Trung Quốc đang gặp phải nhiều khó khăn nghiêm trọng.

Cựu quan chức Bộ Tài chínhMỹ Scott Morris, hiện là cố vấn cho Trung tâm Phát triển toàn cầu (CGD), cho biết chiến lược hiện tại của WB chính là muốn thông qua những khoản tiền mà Trung Quốc vay, để nước này gắn kết hơn với WB, qua đó làm giảm ảnh hưởng của những tổ chức mới như Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB).

TheoFinancial Times,lập trường của Mỹ có thể khiến quan hệ Mỹ - Trung thêm căng thẳng. Đâykhông phải lần đầu Mỹ có va chạm với Trung Quốc trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế.

Chủ tịch Jim Yong Kim gặp khó với quyết định từ phía Mỹ - Ảnh: Financial Times

Cũng theo ông Morris, việc Mỹtừ chối tăng vốn tài trợ cho thấy chính quyền Trump đã chọn thực hiện “một cuộc chiến trực diện với Trung Quốc” trong khuôn khổ của một tổ chức quốc tế quan trọng. Ông Morris nhận định: “Sẽ có sự chia rẽ sâu sắc trong thời gian tới”.

Mỹ cùng với Anh, Pháp, Đức, Nhật và Canada đều là những quốc gia tài trợ lớn nhất của WB trong thời gian qua, trong đó Mỹ luôn là nước đứng đầu, vì vậy mà nước này luôn có tiếng nói và quyền biểu quyết lớn nhất trong tổ chức.

Theo báo cáo thường niên 2017 (tính từ ngày 1.6.2016 đến 30.6.2017), WB đã rót 61,8 tỉUSD dưới dạng các khoản vay, trợ cấp, đầu tư tài sản và bảo lãnh vào các quốc gia đối tác lẫn doanh nghiệp tư nhân.

Cẩm Bình (theo Financial Times)
Bài liên quan
Trung Quốc chạy đua tích trữ chip từ Mỹ trước khi ông Trump tăng cường lệnh trừng phạt
Khi lệnh hạn chế công nghệ từ Mỹ có thể gia tăng trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump, lượng mạch tích hợp Mỹ được nhập khẩu vào Trung Quốc đã tăng vọt.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Điểm mới của lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7
một giờ trước Văn hóa
Ngày 22.11, Ban tổ chức Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7 tổ chức họp báo thông tin về lễ trao giải sẽ diễn ra vào ngày 29.11 tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ ngừng tài trợ, buộc Ngân hàng Thế giới xem lại các khoản vay cho Trung Quốc