GĐ Trung tâm thể thao dưới nước Yết Kiêu (TP.HCM) Chung Tấn Phong cho rằng Phương Trâm, người được coi là một Ánh Viên mới trong làng bơi Việt Nam - muốn ra đi phải đền bù đúng với số tiền 961 triệu đồng, trong khi gia đình chỉ đồng ý mức 100 triệu đồng. Đó là khúc mắc khiến cho sự vụ bế tắc và hai bên sẵn sàng... ra tòa.

Tranh cãi hàng trăm triệu đồng liên quan đến Ánh Viên phiên bản 2

Một Thế Giới | 01/07/2015, 09:30

GĐ Trung tâm thể thao dưới nước Yết Kiêu (TP.HCM) Chung Tấn Phong cho rằng Phương Trâm, người được coi là một Ánh Viên mới trong làng bơi Việt Nam - muốn ra đi phải đền bù đúng với số tiền 961 triệu đồng, trong khi gia đình chỉ đồng ý mức 100 triệu đồng. Đó là khúc mắc khiến cho sự vụ bế tắc và hai bên sẵn sàng... ra tòa.

961 triệu đồng được tính như thếo?

Theo lý giải của ông Phong, người trực tiếp ký vào các bản hợp đồng thì 961 triệu đồng là tính toàn bộ chi phí đào tạo cho Trâm từ 6/2010 đến năm 2015. Trong đó, những gì mà Trâm đã ký nhận, chuyển khoản thì hồ sơ còn lưu lại. Mặc dù trong thông báo đền bù chúng tôi ghi đến tháng 5/2015 nhưng khi Trâm lên ĐTQG tập trung có chế độ nên chúng tôi không chuyển nữa và số tiền ấy không tính. Toàn bộ tiền ăn, tiền công, chi phí đi tập của Trâm từ năm 2010 đến năm 2015, tổng cộng hơn 320 triệu nhân 3 theo hợp đồng quy định sẽ ra 961 triệu đồng.

" Hiện nay, Trâm được hưởng tin ở chế độ dự tuyển là hơn 7 triệu đồng/tháng. Trâm ở TP.HCM được hưởng cả tin tài năng mà không địa phương nào khác có, s tin này là 3 triệu đồng, sau khi đoạt huy chương nhóm tuổi ở giải Đông Nam Á",

Giám đốc TT Yết Kiêu, Chung Tấn Phong

Chúng tôi tính số tiền này là để đúng với công sức của đơn vị đào tạo. Điều này là để tránh trường hợp những đơn vị không có công đào tạo lại tìm cách lôi kéo VĐV giỏi về, dù họ không tuyển chọn, không đào tạo, không bỏ công sức nhưng chờ VĐV thành danh lại lôi kéo, đi đêm...

Theo hợp đồng giữa gia đình Phương Trâm và Trung tâm Yết Kiêu ký từ 6/2010 đến năm 2015 có tất cả 3 hợp đồng theo các tuyến: Trọng điểm (6/2010), dự bị tập trung (1/2013) và dự tuyển (7/2014).

"Tái ký hợp đồng khác, tức là mỗi lần chuyển tuyến sẽ tái ký. Thế nên khi đơn phương chấm dứt hợp đồng thì gia đình phải trả toàn bộ chi phí đào tạo từ ban đầu (6/2010 đến hiện tại) chứ không thể tín từ khi ký hợp đồng dự tuyển từ tháng 7/2014 như gia đình Trâm yêu cầu.

Về giá trị pháp lý của các hợp đồng, có đúng luật hay không thì phòng Pháp chế sẽ trả lời vào thứ Tư tới. Thế nhưng hiện nay theo quy định của ban thể thao, môi lần chuyển tuyến phải ký một hợp đồng mới cho phù hợp với

kinh phí đào tạo cũng như việc VĐV được hưởng chế độ mới. Mỗi tuyến sẽ có một chế độ khác nhau, mức thưởng cũng khác và cao hơn nên hợp đồng mới là để quy định quyền lợi cũng như ràng buộc trách nhiệm nhiều hơn đối với VĐV", ông Phong khẳng định.

Gia đình Trâm chỉ đồng ý đền bù 100 triệu đồng

Trong khi đó, gia đình Phương Trâm cho rằng những hợp đồng cũ là không có giá trị và chỉ muốn trả theo hợp đồng mới ký hồi tháng 7/2014. Họ muốn tính theo hợp đồng cuối cùng thì nhà nước trả bao nhiêu thì đến bấy nhiêu. Nếu như vậy thì chỉ có 6 tháng và gia đình Trâm chỉ phải đền bù hơn 100 triệu đồng theo hợp đồng mới (hợp đồng ký vào 01/07/2014 có giá trị 5 năm và kéo dài đến năm 2019). Dù theo Trung tâm Yết Kiêu, nếu tính đủ và tính đúng, mức đền bù phải lên tới trên 2 tỷ đồng, song gia đình Trâm cho rằng, cả con số 961 triệu đồng cùng cách tính là vô lý, thiếu minh bạch cũng như không tính gì đến đóng góp của VĐV.

"Có sai sót trong thủ tục ký hợp đồng”

Trong hợp đồng dự tuyển ký vào tháng 7/2014 có 2 bản gồm hợp đồng đào tạo và thi đấu với nội dung gần như nhau. Thế nhưng mẹ của Phương Trâm là bà Diệp Thị Viên Phượng với quyền người đại diện chỉ ký trong bản hợp đồng đào tạo còn Phương Trâm (thời điểm đó là 13 tuổi và chưa đủ tuổi theo quy định pháp luật) ký bản còn lại. Điều này được ông Phong lý giải "Hợp đồng thi đấu với hợp đồng đào tạo ghi ra như vậy chứ thật ra quy trình đào tạo gồm: Tập luyện, thi đấu và các điều kiện đảm bảo quá trình đào tạo. Theo hợp đồng đào tạo có chữ ký của mẹ Phương Trâm, điều đó có nghĩa là quá trình tập luyện, thi đấu là đảm bảo theo quy trình.

Về hợp đồng thi đấu mà Phương Trâm ký là để đảm bảo không thi đấu cho đơn vị khác nhưng hợp đồng đào tạo đã bao gồm cả tập luyện và thi đấu trong đó rồi. Nếu dựa trên hợp đồng thi đấu để nói Phương Trâm chưa đủ tuổi thì chúng tôi nhận có sai sót về mặt pháp luật nhưng hợp đồng này thực chất chỉ mang tính chất rằng buộc về chuyên môn".

Sn sàng ra tòa

Hiện tại, gia đình Phương Trâm đã đưa đơn khởi kiện ra tòa để giải quyết hợp đồng lao động giữa kình ngư nhí này với Trung tâm Yết Kiêu.

"Chúng tôi xác định ở đây không phải là thắng thua. Thế nhưng bố mẹ Trâm đã gửi đơn ra tòa thì phải chờ pháp luật vào cuộc. Khi gia đình Trâm gửi đơn xin nghỉ cho con đi du học thì được yêu cầu không thi đấu cho đơn vị nào khác, họ không chịu vì thực ra cái đơn chỉ là cái cớ thôi. Theo quan điểm giải quyết của Sở VH & TT TP.HCM thì sẽ không lấy một đồng đền bù nào nếu đúng là Trâm đi du học và phụ huynh chỉ cần cam kết Trâm đi du học và trong thời gian ấy không thi cho đơn vị nào khác", ông Phong chia sẻ.

Còn ông Nguyễn Minh Trí, bố của Phương Trâm cũng cho hay gia đình sẽ chỉ chấp nhận đền bù căn cứ vào bản hợp đồng được ký tháng 7/2014. Có vẻ như, cả 2 bên sẵn sàng đưa nhau ra tòa.
Văn Nhân/ theo Thể thao 24h
Sáng nay (01/07), đại diện luật sư của gia đình Phương Trâm sẽ làm việc với Sở VH & TT TP.HCM để giải quyết vụ lùm xùm giữa kình ngư này với Trung tâm Yết Kiêu. Theo đó, cuộc họp mặt này nhằm giải quyết khúc mắc về số tiền đền bù, 961 triệu đồng hay hơn 100 triệu đồng mà 2 bên đang mâu thuẫn với nhau.


Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyên gia nói gì về dự thảo nghị định điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu?
Chuyên gia đồng tình việc ghi nhận sản lượng điện giá 0 đồng khi chưa tính toán được toàn bộ lợi ích-chi phí và những hệ lụy của việc các hộ điện mặt trời tự sản, tự tiêu bán điện vào lưới điện quốc gia. Tuy nhiên, cần tính toán cụ thể về lợi và hại của lượng điện này.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tranh cãi hàng trăm triệu đồng liên quan đến Ánh Viên phiên bản 2