“Tính bền vững của những yếu tố vĩ mô như thế nào? Chính phủ cần phân tích sâu vấn đề tăng trưởng GDP, chất lượng tăng trưởng để Quốc hội hiểu hơn, làm thế nào để đảm bảo tăng trưởng bền vững của nền kinh tế”, Đại biểu Nguyễn Thanh Xuân (Cần Thơ) nói.

Tranh luận sôi nổi chuyện tăng trưởng 2017 có dựa vào khai thác ‘của để dành’ hay không

Trí Lâm | 25/05/2018, 11:42

“Tính bền vững của những yếu tố vĩ mô như thế nào? Chính phủ cần phân tích sâu vấn đề tăng trưởng GDP, chất lượng tăng trưởng để Quốc hội hiểu hơn, làm thế nào để đảm bảo tăng trưởng bền vững của nền kinh tế”, Đại biểu Nguyễn Thanh Xuân (Cần Thơ) nói.

Sáng 25.5, Quốc hội thảo luận tại hội trường đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước những tháng đầu năm 2018.

Đại biểu Nguyễn Thanh Xuân (Cần Thơ) đánh giá cao kết quả kinh tế - xã hội năm 2017 và những tháng đầu năm 2018. Tuy nhiên, theo đại biểu này, chất lượng tăng trưởng, đóng góp của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế, cơ cấu xuất khẩu... cần được phân tích kỹ hơn.

"Tính bền vững của những yếu tố vĩ mô như thế nào? Chính phủ cần phân tích sâu vấn đề tăng trưởng GDP, chất lượng tăng trưởng để Quốc hội hiểu hơn, làm thế nào để đảm bảo tăng trưởng bền vững của nền kinh tế", ông đặt câu hỏi.

Theo ông Xuân, vấn đề chậm giải ngân vốn đầu tư công những tháng đầu năm 2018 Chính phủ nêu "do những tháng đầu năm vướng nhiều ngày nghỉ lễ" là chưa thoả đáng, cần đánh giá đầy đủ hơn.

"Phải làm rõ do quản lý yếu kém hay cơ chế chính sách và từ đó đề xuất giải pháp mạnh để khắc phục thời gian tới", ông Xuân nhấn mạnh.

Cũng ghi nhận sự phát triển của nền kinh tế năm qua, tuy nhiên Đại biểu Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ) đề cập đến "những khoảng lặng của tăng trưởng".

Cụ thể, đại biểu Hàm đồng ý với báo cáo Chính phủ là, tăng trưởng đang giảm dần sự lệ thuộc vào khai thác dầu thô, năm 2017 công nghiệp khai khoáng vượt kế hoạch nhưng chỉ bằng trên 93% năm 2016. Song, cũng trong năm 2017, nếu khai thác dầu thô không vượt kế hoạch đầu năm thêm 1,29 triệu tấn thì không đạt mục tiêu tăng trưởng.

"Theo tính toán, một triệu tấn dầu góp 0,2-0,3 điểm tăng trưởng, nên nếu không có yếu tố này, GDP 2017 chỉ đạt 6,4-6,6% (thay vì 6,81%), Như vậy, kết quả GDP vượt mục tiêu nhưng tăng trưởng từ sản xuất kinh doanh không đạt kỳ vọng, phải bù đắp từ khai thác thêm dầu. Đây là khoảng lặng của tăng trưởng”, ông Hàm nói.

Ngoài ra, theo ông Hàm, với nền kinh tế đang khát khao vươn lên như Việt Nam, việc quy mô GDP 2017 đạt hơn 5 triệu tỉ đồng là còn khiêm tốn, không đạt như kỳ vọng đề ra từ cách đây 2 năm. Tăng trưởng kinh tế quý 1/2018 đạt 7,38%, cao nhất 10 năm, nhưng nhân tố tạo bứt phá không được duy trì bền vững nên dự báo quý sau sẽ giảm dần.

Vấn đề cần lưu ý tiếp theo, đại biểu Hàm cho rằng nhân tố tạo bứt phá 2017 không duy trì bền vững, chỉ tạo đà cho tăng trưởng quý 1 đạt cao 7,38, còn quý sau dự báo sẽ giảm dần. Vấn đề này cũng cần phân tích kỹ để tìm căn nguyên, diễn biến hiện không theo thông thường quý sau tăng cao hơn quý trước mà giống cách đây 10 năm khi kinh tế trong nước bất ổn, lạm phát phi mã...Do đó cần nhìn nhận thấu đáo.

Theo ông Hàm, Việt Nam đã tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu nhưng tỷ lệ gia công, lắp ráp trong ngành chế biến, chế tạo rất lớn. "Tăng trưởng như vậy chưa bền vững, cùng với tác động cách mạng 4.0 nên trong chuỗi giá trị toàn cầu ngay lợi thế này không còn chỗ đứng".

Hơn nữa, đại biểu này cho rằng tăng trưởng kinh tế đang chịu sự chi phối của doanh nghiệp FDI, ví dụ như Samsung và Formosa góp hơn 40% tăng trưởng ngành chế biến, chế tạo. Doanh nghiệp FDI chiếm 73% kim ngạch xuất khẩu, 66% nhập khẩu.

"Mối liên kết cũng như việc chuyển giao công nghệ giữa doanh nghiệp FDI với trong nước chưa đạt như mong muốn", ông Hàm nhấn mạnh.

Ông Hàm cho rằng, với nguồn lực có hạn thì giải pháp cần có ưu tiên, tập trung tháo gỡ thủ tục hành chính, giảm chi phí logistic, thu hút FDI theo hướng lựa chọn, liên kết với doanh nghiệp trong nước; phân bổ vốn hợp lý theo ngành, vùng và có chính sách tài chính phù hợp...

Đại biểu Trần Quang Chiểu đã đăng đàn tranh luận với ý kiến của ông Hoàng Quang Hàm. Ông Chiểu nói khai thác dầu thô năm 2016 là 15,2 triệu tấn, năm 2017 kế hoạch 13,28 triệu tấn và thực hiện 13,55 triệu tấn. Như vậy, riêng năm 2017 khai thác nhiều hơn kế hoạch khoảng 200.000 tấn; còn nếu so với năm 2016 thì năm 2017 khai thác ít hơn 1,643 triệu tấn.

Còn về than, năm 2016 khai thác 38,73 triệu tấn than, kế hoạch năm 2017 là 40,2 triệu tấn nhưng thực khai thác chỉ 38,2 triệu tấn.

"Đây là số liệu Chính phủ gửi cho đại biểu, đại biểu Hoàng Quang Hàm nói năm 2017 khai thác vượt 1,2 triệu tấn dầu thô để bù đắp tăng trưởng thì số liệu ở đâu tôi không rõ", ông Chiểu nói và cho rằng năm 2017 tăng trưởng không dựa vào khai thác tài nguyên, khai khoáng.

Trao đổi lại với đại biểu Chiểu, ông Hoàng Quang Hàm dẫn lại báo cáo số 193 của Chính phủ ngày 16.5, theo đó sản lượng khai thác dầu cả năm 2017 đạt 13,57 triệu tấn, tăng 1,29 triệu tấn.

“Theo đó, chúng ta đã khai thác và thanh toán vượt 1,29 triệu tấn, thực ra thanh toán này mới ảnh hưởng GDP. Tôi đánh giá cao Chính phủ vì chúng ta đã thoát dần tăng trưởng phụ thuộc dầu thô vì đây là của để dành, song bức tranh tăng trưởng cần nhìn nhận thực chất", ông Hàm nhấn mạnh.

Tăng trưởng dựa vào khai thác than, dầu, kiều hối và FĐI

Báo cáo thẩm tra đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017; kết quả thực hiện những tháng đầu năm 2018, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ, các trụ cột tăng trưởng kinh tế chưa thật bền vững; quy mô GDP còn thấp so với dự kiến, mô hình tăng trưởng chưa chuyển đổi rõ nét.

Động lực tăng trưởngchủ yếu dựa vào khai thác dầu khí, than, kiều hối và đóng góp của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Công nghiệp chế biến có nhiều đóng góp nhưng mới chỉ dừng lại ở khâu gia công, chưa phải là công nghệ cao, tỷ lệ giá trị gia tăng trong giá trị sản xuất có xu hướng giảm.

Kết quả thực hiện cổ phần hóa DNNN chưa đạt mục tiêu đề ra. Số vốn trong các DNNN được bán cho các nhà đầu tư còn thấp. Do vậy không tạo ra nhiều thay đổi tích cực về quản trị doanh nghiệp, hoạch định chiến lược và tăng cường hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

Xuất khẩu còn phụ thuộc vào FDI tới 72%. Hơn nữa, Việt Nam chưa liên kết, tận dụng được lợi thế của khu vực doanh nghiệp này để phát triển bền vững khu vực kinh tế trong nước.

Năng suất lao động đã có sự cải thiện (93,2 triệu đồng), cao hơn so với năm 2016 (84,5 triệu đồng) nhưng vẫn thấp hơn so với nhiều nước ASEAN. Tốc độ tăng năng suất lao động thấp, mức chênh lệch về năng suất với các nước tiếp tục gia tăng sẽ tạo ra những thách thức không nhỏ cho Việt Nam khi hội nhập kinh tế quốc tế và khó khăn trong việc thích ứng với cách mạng công nghiệp 4.0.

Lam Thanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
một giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tranh luận sôi nổi chuyện tăng trưởng 2017 có dựa vào khai thác ‘của để dành’ hay không