Plan International vừa công bố nghiên cứu “Biến đổi khí hậu và Giáo dục cho trẻ em gái: Các rào cản, định kiến giới và lộ trình tới hồi phục”.

Trao quyền cho trẻ em gái tham gia vào các quyết định về khí hậu

Thu Anh | 21/11/2023, 21:00

Plan International vừa công bố nghiên cứu “Biến đổi khí hậu và Giáo dục cho trẻ em gái: Các rào cản, định kiến giới và lộ trình tới hồi phục”.

Những yếu tố làm gián đoạn việc tiếp cận giáo dục chất lượng

Theo báo cáo của Plan International, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, hư hỏng tại nhiều cơ sở hạ tầng trường học và tuyến đường đến trường đã làm gián đoạn đáng kể việc tiếp cận giáo dục có chất lượng của trẻ em gái ở Tây Phi, Nam và Trung Mỹ, khu vực Caribe và Đông Nam Á.

Sự gián đoạn này không chỉ cản trở khả năng đến trường học của trẻ em gái mà còn gây ra những hậu quả lâu dài và sâu rộng, như làm tăng nguy cơ xảy ra các hành vi có hại như tảo hôn, bạo lực trên cơ sở giới hay mang thai sớm.

Trẻ em gái thường phải gánh thêm trách nhiệm làm các công việc gia đình hoặc tìm kiếm việc làm ở ngoài do các định kiến giới tính còn phổ biến và tình trạng nghèo đói, khiến việc học tập của các em bị gián đoạn.

Tuy nhiên, ở những khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng khí hậu, các bé gái còn phải đối mặt với nhiều thách thức hơn. Việc gián đoạn học tập liên quan đến khủng hoảng khí hậu làm trầm trọng thêm các định kiến giới, gia tăng gánh nặng trách nhiệm gia đình, giảm thời gian học tập, tăng gánh nặng tài chính, khiến cả trẻ em gái và cha mẹ các em gặp khó khăn trong việc chi trả cho học tập.

Reyna là một em gái 16 tuổi đến từ Philippines, sinh ra trong gia đình nhà nông và hiện cũng đang làm công việc đồng áng, trải nghiệm trực tiếp chuyện mùa màng thất bát. Cô gái 16 tuổi cho biết bản thân em phải nghỉ học và có khi thiếu thốn lương thực vì mùa màng đã hỏng hết do thời tiết xấu.

bdkh.jpg
Các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng không nhỏ tới việc tiếp cận giáo dục có chất lượng của nhiều trẻ em - Ảnh: Internet

Cải cách giáo dục về khí hậu, trao quyền cho trẻ em gái

Plan International mong muốn thông qua báo cáo này kêu gọi các chính phủ, nhà tài trợ và các tổ chức xã hội dân sự hỗ trợ giáo dục cho trẻ em gái trong các biện pháp ứng phó với khủng hoảng khí hậu.

Cụ thể, bảo đảm trường học an toàn hơn, hợp tác xây dựng trường học có khả năng chống chịu và các tuyến đường an toàn, đưa nhiều kế hoạch chống chịu với biến đổi khí hậu vào giáo dục nhằm giảm thiểu gián đoạn học tập. Cải cách giáo dục về khí hậu, trong đó thực hiện chương trình giảng dạy về khí hậu mang tính chuyển biến giới và đào tạo giáo viên toàn diện để hỗ trợ trẻ em gái đi đầu trong các hoạt động về khí hậu;

Trao cho các em gái quyền ra quyết định; cho các em gái tham gia vào nhiều quyết định về khí hậu, trao quyền để các em có tiếng nói trong việc phát triển chính sách, đặc biệt là các chính sách đảm bảo tính liên tục của giáo dục;

Tài trợ cho giáo dục khí hậu; tăng tài trợ cho giáo dục khí hậu mang tính chuyển biến giới và ưu tiên xây dựng lại cơ sở hạ tầng trường học có khả năng chống chịu; thay đổi các định kiến xã hội về giáo dục trẻ em gái, khẳng định giá trị của giáo dục trẻ em gái trong các kế hoạch thích ứng của cộng đồng và sáng kiến nâng cao nhận thức.

Theo bà Keya Khandaker - Tổng phụ trách nghiên cứu này tại Plan International, tiếng nói của các em gái nêu lên trải nghiệm của các em với biến đổi khí hậu, nó có vai trò rất quan trọng để chúng ta hiểu được biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng ra sao đến việc học tập của các em; và thông qua học tập, các em đã phát triển các kỹ năng thích ứng với khí hậu như thế nào.

Bà Keya Khandaker cho biết báo cáo này ủng hộ việc thực hiện các hoạt động liên quan đến biến đổi khí hậu, có cân nhắc đến quan điểm và thực tế của trẻ em gái. Trẻ em gái đang phải gánh chịu nhiều tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu, do vậy các em cần có vai trò then chốt trong một thế giới chống chịu được với biến đổi khí hậu, đảm bảo bình đẳng giới.

Báo cáo của Plan International đưa ra những nhìn nhận quan trọng về mối quan hệ giữa khủng hoảng khí hậu và giáo dục cho trẻ em gái cho tới các nhà hoạch định chính sách, nhà giáo dục và các tổ chức khác.

Thông qua hiểu biết về vấn đề này và những tác động của nó đối với tương lai, báo cáo khuyến nghị rằng giải quyết thách thức này sẽ giúp cải thiện khả năng tiếp cận giáo dục cho trẻ em gái và trang bị cho các em những kỹ năng thiết yếu để đối mặt với khủng hoảng khí hậu.

Bài liên quan
Chống biến đổi khí hậu: Sức người không đủ nên vẫn phải cầu cứu mẹ thiên nhiên
Gabriel Labbate - người chuyên gia thuộc bộ phận Hệ sinh thái của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc - cho rằng các lĩnh vực phi thiên nhiên không đủ năng lực loại bỏ khí thải kịp thời trước tốc độ nóng lên của Trái đất.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Những chuyến xe nghĩa tình mang nước sạch đến vùng hạn mặn ĐBSCL
9 giờ trước Bảo vệ môi trường
Hiện nay, Sóc Trăng, Bến Tre, Tiền Giang là những vùng bị nhiễm mặn nặng và có nhiều hộ dân đang “khát nước”. Hàng ngày, những chuyến xe hay sà lan chở nước đã được các nhà hảo tâm tổ chức chở khẩn cấp đến cứu trợ cho bà con.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trao quyền cho trẻ em gái tham gia vào các quyết định về khí hậu