Gabriel Labbate - người chuyên gia thuộc bộ phận Hệ sinh thái của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc - cho rằng các lĩnh vực phi thiên nhiên không đủ năng lực loại bỏ khí thải kịp thời trước tốc độ nóng lên của Trái đất.

Chống biến đổi khí hậu: Sức người không đủ nên vẫn phải cầu cứu mẹ thiên nhiên

Anh Tú | 20/11/2023, 08:20

Gabriel Labbate - người chuyên gia thuộc bộ phận Hệ sinh thái của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc - cho rằng các lĩnh vực phi thiên nhiên không đủ năng lực loại bỏ khí thải kịp thời trước tốc độ nóng lên của Trái đất.

biendoikhihau.jpg
Sức người vẫn không thể bằng thiên nhiên

Khi Bill Gates lên tiếng, mọi người đều lắng nghe. Những đóng góp của ông trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu không có gì xa lạ, từ việc tài trợ cho việc phát triển vắc xin thế hệ mới đến hỗ trợ một loạt sáng kiến ​​đột phá về biến đổi khí hậu. Nhưng tại Tuần lễ Khí hậu New York hồi tháng 9, quan điểm của ông về biến đổi khí hậu đã không được chú ý – và thậm chí còn tạo ra làn sóng phản ứng.

Về cơ bản, lập luận của ông là lượng khí thải sẽ đạt đỉnh và sau đó bắt đầu giảm xuống. Chúng sẽ không giảm nhanh như chúng ta mong muốn nên nhiệt độ sẽ tiếp tục tăng. Đảo ngược xu hướng này sẽ đòi hỏi phải loại bỏ lượng carbon lớn. Mục tiêu duy trì nhiệt độ dưới 2 độ C so với thời tiền công nghiệp (ít hơn nhiều ngưỡng trong nghị định chống biến đổi khí hậu tại Paris là 1,5 độ C) dường như là không thể. Thế nhưng, chúng ta sẽ khó rơi vào tình huống xấu nhất là vượt quá quá mốc 3 độ C.

Tỷ phú người Mỹ nói rằng trồng cây sẽ không giải quyết được vấn đề khí hậu, đồng thời việc thực hiện chính sách khí hậu bằng một cách thô bạo cũng sẽ không hiệu quả. Tốt hơn nên đầu tư vào các công nghệ mới để loại bỏ carbon, năng lượng sạch và xe điện, đồng thời thực hiện các chính sách như thuế carbon để có thể lấy tiền từ đó tài trợ cho các công nghệ xanh trong tương lai.

Đó là một lập luận chắc chắn, nhấn mạnh sự phụ thuộc vào vai trò của thiên nhiên trong quá trình chuyển đổi. Không có cơ hội nào để hạn chế những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu nếu như chúng ta không cứu được các hệ sinh thái còn lại trên Trái đất.

Ở đây, có hai điều cần xem xét. Đầu tiên, thiên nhiên có tiềm năng lớn trong việc giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu nhưng vẫn chưa được chúng ta khai thác hết. Thứ hai, có sự hiện diện của cái gọi là điểm tới hạn có thể khiến các chiến lược khí hậu vốn đòi hỏi loại bỏ một khối lượng lớn carbon trở nên không khả thi.

Tìm hiểu 2 vấn đề

Hãy bắt đầu với sự đóng góp của thiên nhiên trong việc giảm thiểu biến đổi khí hậu. Có sự đồng thuận về mặt khoa học rằng để có cơ hội duy trì mức nhiệt độ chỉ vượt thời tiền công nghiệp trong khoảng 2 độ, cộng đồng toàn cầu cần cắt giảm lượng khí thải từ 13 đến 15 tỉ tấn vào năm 2030. Con số này gấp hơn ba lần lượng khí thải cắt giảm của EU và đây là mức cao nhất của những nỗ lực hiện có.

Việc giảm phát thải này có thể đến từ đâu? Báo cáo đánh giá lần thứ 6 của Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu cho thấy tiềm năng giảm thiếu biến đổi khí hậu (trong ngắn hạn) của việc ngăn chặn tình trạng mất hệ sinh thái, khôi phục các hệ sinh thái bị suy thoái và cải thiện quản lý rừng cũng ngang với tác động từ việc dùng năng lượng mặt trời, gió và hạt nhân. Sự đóng góp của thiên nhiên để thu hẹp khoảng cách được ước tính vào khoảng từ 4 đến 7 tỉ tấn (khí thải)/năm. Khai thác tiềm năng này sẽ đưa chúng ta đến gần hơn với mục tiêu của năm 2030. Dù đây vẫn là một nhiệm vụ khó khăn nhưng có thể thực hiện được.

Thật khó để xây dựng một tình huống mà trong đó các lĩnh vực phi thiên nhiên cung cấp đủ năng lực loại bỏ khí thải kịp thời để giúp chúng ta không vượt quá xa các mục tiêu khí hậu vào năm 2030 và 2050. Mặc dù có những nỗ lực lớn giảm thiểu khí thải đang được tiến hành trong các lĩnh vực tái tạo và giao thông vận tải, nhưng ngày càng cho chúng ta thấy tốc độ chuyển đổi là chưa đủ. Chính sách khí hậu cũng bị ảnh hưởng bởi những vấn đề chính trị.

Sau đó, có những điểm bùng phát có thể xảy ra dẫn đến những tình thế không thể đảo ngược, hướng tới trạng thái mới. Điểm bùng phát khiến quỹ đạo khử carbon trở nên bất ổn hơn nhiều và có thể đưa chúng ta vào vùng nguy hiểm. Ví dụ, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy việc tiếp tục phá rừng Amazon có thể gây ra sự thay đổi về biểu đồ lượng mưa trong khu vực và từ đó dẫn đến sự biến đổi không thể đảo ngược của rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới. Rừng bị biến thành thảo nguyên kèm theo lượng carbon khổng lồ thải ra khí quyển.

Khi đạt đến điểm bùng phát như vậy thì khả năng xảy ra kịch bản khí hậu xấu nhất ngày càng trở nên thực tế. Việc bảo tồn các hệ sinh thái cũng giống như mua một hợp đồng bảo hiểm tai nạn: Bạn có thể không bao giờ phải sử dụng nó, nhưng nên có một hợp đồng phòng thân. Việc ngăn chặn và đảo ngược tình trạng mất hệ sinh thái thật khẩn trương cần phải là ưu tiên hàng đầu, không chỉ vì lợi ích xã hội và đa dạng sinh học to lớn mà chúng mang lại mà còn vì khả năng lưu trữ carbon cực lớn.

Tạo sân chơi công bằng

Một điều kiện cần thiết để giữ cho các hệ sinh thái bền vững là làm cho thiên nhiên có giá trị thực tế hơn. Thị trường carbon và các chương trình khuyến khích người dân và cộng đồng vì những kết quả hữu hình trong việc bảo tồn thiên nhiên là một cách để đạt được điều đó. Việc tăng giá tín chỉ carbon từ trồng rừng và đầu tư chất lượng cao của khu vực tư nhân vào việc giảm phát thải từ thiên nhiên sẽ là yếu tố thay đổi cuộc chơi. Lượng khí thải carbon từ mất mát thiên nhiên là có thật và đưa chúng về mức 0 ròng sẽ mang lại sự giảm thiểu đáng kể sự mất mát này. Những tiến bộ công nghệ trong việc đo lường tình trạng mất rừng, cũng như những thay đổi trong các giao thức tính toán, xác nhận và xác minh mức giảm phát thải, đang tạo ra các khoản tín chỉ carbon chất lượng cao. Điều này giúp cho cuộc chơi trong sàn giao dịch tín chỉ carbon trở nên minh bạch và hiệu quả hơn.

Nghiên cứu gần đây phân tích các giao dịch được báo cáo bởi hơn 7.000 công ty cho thấy rằng những đơn vị tham gia vào thị trường carbon có khả năng khử carbon trong hoạt động của họ với hiệu quả gần gấp đôi. Họ đang đầu tư vào việc giảm lượng khí thải nhiều gấp ba lần so với các công ty chưa tham gia cuộc chơi. Họ cũng có khả năng thực hiện các mục tiêu về khí hậu dựa trên khoa học cao gấp 3,4 lần. Nếu tất cả cùng tham gia cuộc chơi với luật chơi công bằng thì điều đó cực kỳ thú vị.

Tỷ phú Gates nói đúng–chúng ta cần tập trung vào các công cụ hiện có để giảm lượng khí thải carbon. Tuy nhiên, có sự đồng thuận toàn cầu rằng chúng ta cần các ngành năng lượng, giao thông, xây dựng và lĩnh vực khác để tăng cường nỗ lực khử carbon, đồng thời tăng nguồn tài trợ và khuyến khích để bảo tồn và phục hồi hệ sinh thái. Chúng ta cần đầu tư vào các giải pháp thiên nhiên để lấp đầy khoảng trống mà các lĩnh vực khác không có.

Chúng ta cần một cách tiếp cận mọi thứ cùng một lúc. Có nhiều việc phải làm để giảm lượng khí thải–nhưng chúng ta có các công cụ và giải pháp. Chúng ta cần sử dụng tất cả chúng nếu muốn đạt được các mục tiêu về khí hậu.

Gabriel Labbate là người đứng đầu đơn vị giảm thiểu biến đổi khí hậu thuộc bộ phận Hệ sinh thái của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội
10 giờ trước Theo dòng thời sự
Ông Trần Thanh Mẫn, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ vừa miễn nhiệm.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chống biến đổi khí hậu: Sức người không đủ nên vẫn phải cầu cứu mẹ thiên nhiên