Theo nhiều nhà nghiên cứu, việc trẻ em sử dụng các thiết bị công nghệ quá sớm dễ khiến khả năng giao tiếp giảm sút và ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý của trẻ.

Trẻ em giao tiếp kém khi lệ thuộc vào công nghệ số

19/09/2016, 10:07

Theo nhiều nhà nghiên cứu, việc trẻ em sử dụng các thiết bị công nghệ quá sớm dễ khiến khả năng giao tiếp giảm sút và ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý của trẻ.

Ảnh minh họa

Thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, trẻ em thời nay có cơ hội tiếp cận với các đồ công nghệ cao một cách dễ dàng. Không khó nhận ra điều này khi hầu hết các gia đình đều trang bị trong nhà vài món đồ công nghệ như smartphone, iPad…

Theo khảo sát của Internet Matters, độ tuổi trung bình mà trẻ em tại Mỹ sử dụng điện thoại lần đầu là 10 tuổi. Trẻ em Anh lại dùng điện thoại sớm hơn với trung bình 65% trẻ trong độ tuổi từ 8 tới 11 có điện thoại.

Một nghiên cứu của Viện Nhi Hoa Kỳ (AAP) khảo sát trẻ ở vùng đô thị nhưng chủ yếu là các cộng đồng thiểu số, thu nhập thấp cho thấy gần như tất cả (96,6%) trẻ đều có điện thoại, và 75% trong số này có điện thoại riêng từ khi 4 tuổi.

Ngày nay, tại Việt Nam chúng ta rất dễ dàng bắt gặp những trẻ nhỏ từ 2 đến 8 tuổi đã sử dụng thành thạo iPhone, iPad… và có thể ngồi chơi hàng tiếng đồng hồ mà không làm phiền bố mẹ.

Giải thích về điều này, chị Hoàng Hà (Đống Đa, Hà Nội) cho biết các con chị rất hay nghịch ngợm, để cho con ăn ngoan là điều không hề dễ. Vậy nên việc dùng các trò chơi trên điện thoại, máy tính bảng cho con chơi là điều bất đắc dĩ khi muốn con ngoan ngoãn ngồi ăn và không quấy rầy.

ThS. tâm lý học Nguyễn Thị Hải Yến - khoa Giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục, cho rằng mỗi gia đình hiện nay chỉ có 1 đến 2 con nên việc các bậc phụ huynh nuông chiều hay muốn dành những điều kiện tốt nhất cho con, muốn con nhanh hiểu biết là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, việc cho con trẻ tiếp xúc sớm với các thiết bị công nghệ thông minh một cách không kiểm soát đang mang lại một kết quả không như mong đợi.

Theo các chuyên gia, cách làm này sẽ ẩn chứa rất nhiều mối nguy hiểm cho các bé khi đây là giai đoạn vô cùng nhạy cảm, ảnh hưởng đến thể chất cũng như tính cách các cháu về sau này. Đặc biệt những nội dung thiếu lành mạnh trong máy cũng sẽ ảnh hưởng không tốt tới tư tưởng của trẻ con.

Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng các thiết bị điện tử phổ biến trong đời sống hàng ngày đang góp phần làm tăng tính trầm cảm, xuất hiện một số đặc tính tương tự như rối loạn tâm thần khi người chơi điện tử cảm thấy lạc lõng, mất kết nối với hiện thực.

Trao đổi với Báo điện tử Một Thế Giới, TS Trịnh Hòa Bình – chuyên gia xã hội học nhận định: “Trò chơi được đưa lên các phương tiện thông tin điện tử vẫn giúp ích cho trẻ em khi chính các em được đắm mình vào không gian vui chơi đó, nhưng nếu lạm dụng các thiết bị số này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý của trẻ. Khi bị lệ thuộc quá nhiều vào công nghệ sẽ dẫn đến khả năng giao tiếp bị giảm sút, lời ăn tiếng nói cũng bị hạn chế”.

Đưa ra giải pháp cho tình trạng này, theo TS Trịnh Hòa Bình, thay vì đam mê các trò chơi trên các thiết bị cầm tay, trẻ cần được khuyến khích tham gia các trò chơi trong thực tế, vận động ngoài trời để tăng tính hoạt bát, giao lưu với cộng đồng sẽ giúp trẻ ngày càng phát triển toàn diện hơn về cả mặt thể trạng lẫn tâm lý.

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển, việc trẻ em sớm được tiếp xúc với những loại hình công nghệ cao đã trở nên phổ biến. Vì vậy, TS Bình cho rằng việc nên cho trẻ tiếp xúc ở thời điểm nào và cách thức tiếp xúc ra sao là vấn đề mà các bậc phụ huynh cần lưu tâm.

Thu Anh

Bài liên quan
'Việt Nam đang là nước hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài trong phát triển lĩnh vực công nghệ số'
Đó là nhận định của Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại lễ khai mạc Diễn đàn quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ 2 được tổ chức tại tỉnh Bình Dương.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
2 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trẻ em giao tiếp kém khi lệ thuộc vào công nghệ số