Thật không may, khi mà trêu chọc và bắt nạt là một phần trong quá trình trưởng thành – hầu hết mọi đứa trẻ đều nếm trải điều này.

Trêu chọc và bắt nạt chốn học đường: Không phải chuyện đùa

Một Thế Giới | 16/03/2015, 07:11

Thật không may, khi mà trêu chọc và bắt nạt là một phần trong quá trình trưởng thành – hầu hết mọi đứa trẻ đều nếm trải điều này.

Thật không may, khi mà trêu chọc và bắt nạt là một phần trong quá trình trưởng thành – hầu hết mọi đứa trẻ đều nếm trải điều này. Nhưng nó không phải chỉ vô thưởng vô phạt như vẻ ngoài của nó. Từ ngữ cũng có thể gây nỗi đau. Trêu chọc trở thành bắt nạt khi nó lặp đi lặp lại hoặc khi có ý định nhằm vào việc tổn thương một đứa trẻ khác. Nó có thể là bắt nạt bằng lời nói (đe doạ, gọi đối tượng bằng những cái tên tiêu cực), bắt nạt tâm lý (không tính đến trẻ con, tung tin đồn thất thiệt), hay bắt nạt về thể chất (đánh đấm, xô đẩy. lấy đồ của đối tượng).

Bắt nạt bắt đầu thế nào?     
Hành vi bắt nạt diễn ra trên khắp thế giới và nó vượt qua khỏi lằn ranh về kinh tế - xã hội, chủng tộc/dân tộc, và văn hoá. Các nhà nghiên cứu ước tính có khoảng 20-30% trẻ em trong độ tuổi đi học có liên quan tới các vụ bắt nạt, kể cả là kẻ bắt nạt hay là nạn nhân. Bắt nạt có thể bắt đầu sớm nhất vào giai đoạn mầm non và tăng mạnh trong các giai đoạn chuyển tiếp, ví dụ là bắt đầu năm học lớp 1 hay chuyển sang trường trung học.
Treu choc va bat nat chon hoc duong: Khong phai chuyen dua-hinh-anh-1

Nạn nhân của bị bắt nạn thường nhút nhát và có xu hướng có thể chất yếu đuối hơn so với các bạn đồng trang lứa. Chúng cũng thường có lòng tự trọng thấp và kỹ năng xã hội kém, điều này khiến chúng khó mà tự đứng lên bảo vệ mình. Những kẻ ức hiếp xem đây là mục tiêu an toàn vì chúng thường không dám chống trả.

Hệ quả của bắt nạt là gì?
Nếu con bạn là nạn nhân, bé có thể bị tổn thương cả về thể xác lẫn tinh thần, và việc học hành của bé ở trường có thể cho thấy điều đó. Điểm số tuột dốc bởi vì, thay vì nghe giáo viên giảng bài thì con trẻ đang tự vấn rằng mình đã làm gì sai để bị bắt nạt như vậy và liệu có ai sẽ ngồi chung với nó vào giờ ra chơi không. Nếu việc bị bắt nạt kéo dài, trẻ có thể sẽ sợ đến trường. Các vấn đề về lòng tự trọng thấp và trầm cảm có thể kéo dài cho đến khi trưởng thành, gây ảnh hưởng đến đời sống cá nhân cũng như sự nghiệp.
Treu choc va bat nat chon hoc duong: Khong phai chuyen dua-hinh-anh-2

Những kẻ bắt nạt cũng sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí là đến khi trưởng thành giống như những nạn nhân của chúng, chúng khó mà có thể gầy dựng những mối quan hệ tích cực. Họ có khuynh hướng sử dụng rượu và thuốc lá, và ngược đãi người bạn đời của mình. Một vài nghiên cứu thậm chí còn chỉ ra mối tương quan với các hoạt động phạm tội về sau.

Dấu hiệu nào để nhận biết trẻ bị bắt nạt?
Nếu bạn lo lắng rằng con bạn là nạn nhân của việc trêu chọc hay bắt nạt, hãy chú ý đến những biểu hiện sau đây ở trẻ
  • Tăng tính thụ động hay thu mình vào một góc
  • Thường xuyên khóc
  • Thường xuyên than vãn về các triệu chúng thể chất như đau dạ dày hay đau đầu mà không có nguyên nhân cụ thể
  • Những vết bầm không lời giải thích
  • Điểm số tuột dốc đột ngột hay các vấn đề về học tập khác
  • Không muốn đi học
  • Có sự thay đổi lớn trong giao tiếp xã hội – đột nhiên không được bạn bè gọi điện hay mời đi chơi.
  • Đột ngột thay đổi trong cách trẻ nói chuyện – tự gọi chính mình là kẻ thua cuộc hay gọi một người bạn cũ là tên khốn.
Chúng ta phải làm gì?
Trước hết, hãy cho trẻ cơ hội trò chuyện. Nếu con bạn kể lại những lần bị trêu chọc hay bắt nạt, hãy đồng cảm. Nếu trẻ không thể diễn đạt cảm xúc của mình bằng lời, hãy kể cho trẻ nghe một câu chuyện về những đứa trẻ có hoàn cảnh tương tự. Bạn cũng có thể dùng con rối, búp bê hay thú nhồi bông để khuyến khích con bạn diễn đạt vấn đề.
Treu choc va bat nat chon hoc duong: Khong phai chuyen dua-hinh-anh-3

Một khi đã biết được sự việc, hãy giúp con bạn giải quyết vấn đề.Hãy dựng lại các tình huống và dạy con bạn nên phản ứng như thế nào. Bạn có thể cũng cần giúp con mình tìm cách để vượt qua mọi chuyện bằng cách khuyến khích trẻ tìm kiếm và kết thân với những người bạn mới, có thể cho con bạn gia nhập các đội nhóm hoặc câu lạc bộ của trường để mở rộng cơ hội kết bạn.


Người lớn cần can thiệp để giúp trẻ giải quyết chuyện bắt nạt, nhưng việc gọi cho các ông bố bà mẹ khá trực tiếp là không nên trừ khi đó là một người bạn thân của bạn. Điều đó sẽ khiến bạn dễ rơi vào tình huống tranh cãi không hồi kết “con tôi nói thế này/con tôi cũng nói thế nọ”. Hãy tìm một người làm trung gian: ngay cả khi việc bắt nạt diễn ra ở ngoài trường học thì giáo viên, cố vấn viên, hay huấn luyện viên thể dục cũng có thể giúp hoà giải hiệu quả.
Nếu bạn không còn cách nào khác ngoài việc nói trực tiếp với phụ huynh của kẻ bắt nạt con mình, hãy cố gặp mặt để nói thay vì gọi điện thoại. Đừng bắt đầu bằng giọng điệu giận dữ thuật lại những hành vi sai trái của con họ. Hãy sắp xếp để cả hai có thể cùng hợp tác giải quyết vấn đề, ví dụ đề nghị cùng dẫn trẻ đi chơi hoặc đi học, từ đó có thể quan sát thái độ và hành vi của hai đứa trẻ và cùng nhau thể hiện sự phản đối với những hành vi không thể chấp nhận được của trẻ.
Nhiều trường xây dựng những chương trình đặc biệt để nâng cao nhận thức về hành vi bắt nạt và giúp phụ huynh cũng như giáo viên giải quyết vấn đề hiệu quả hơn.

Phụ huynh và nhà trường cũng có thể phối hợp với nhau để giúp trẻ gặp gỡ và kết bạn mới thông qua các hội nhóm hoặc xếp cặp thực hành trong phòng thí nghiệm. Nếu bạn lo lắng cho con của mình, hãy:

  • Chia sẻ với giáo viên những gì con bạn đã kể; diễn tả lại những lần bạn chứng kiến con mình bị trêu chọc hay bắt nạt
  • Hỏi giáo viên rằng liệu họ có nhận thức tình trạng này ở trường hay không và nhờ giáo viên hỗ trợ giải quyết vấn đề.
  • Nếu giáo viên không nhận thấy những trò trêu chọc, hãy nhờ họ để mắt tới những hành vi mà bạn đã miêu tả.
  • Nếu giáo viên cho biết là có thấy con bạn bị trêu chọc, hãy tìm hiểu xem liệu con mình đã làm gì ở trường để bị rơi vào tình huống đó. Hãy hỏi con bạn xem trẻ đã phản ứng thế nào khi bị trêu chọc và cùng trẻ tìm các có một phản ứng thích hợp hơn.
  • Nếu vấn đề vẫn diễn ra, hoặc giáo viên phớt lờ lo lắng của bạn, và con bạn bắt đầu chểnh mảng việc học hay không muốn đến trường, hãy xem xét khả năng đưa con đi điều trị tâm lý. Sắp xếp gặp gỡ với cố vấn viên của trường hoặc một nhà tâm lý học, hoặc đề nghị cho con mình được chuyển đến một trường khác phù hợp hơn.

Ailita Nguyễn (theo Sholastic)


Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chiến dịch Hồ Chí Minh - Đỉnh cao thắng lợi của cách mạng Việt Nam
38 phút trước Sự kiện
Gần nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng Chiến dịch Hồ Chí Minh vẫn mãi là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam, để lại nhiều kinh nghiệm quý báu đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trêu chọc và bắt nạt chốn học đường: Không phải chuyện đùa