Một máy chống lừa đảo vừa được phát triển ở Nhật Bản, sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu tâm lý tội phạm để đánh giá tình trạng tâm lý của người nhận các cuộc gọi điện thoại nhằm lừa đảo tiền.

Trí tuệ nhân tạo đo độ căng thẳng của người già có thể bị lừa tiền

Bảo Vĩnh | 04/10/2022, 20:42

Một máy chống lừa đảo vừa được phát triển ở Nhật Bản, sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu tâm lý tội phạm để đánh giá tình trạng tâm lý của người nhận các cuộc gọi điện thoại nhằm lừa đảo tiền.

Mẫu máy phòng chống lừa đảo sử dụng một cảm ứng đốt sóng cao tần kết nối vào một máy điện toán. Công nghệ AI sẽ nhận định mức độ căng thẳng hoặc hoang mang của “nạn nhân” và thể hiện các diễn biến phản ứng tâm lý của họ vào một màn hình.  

Trong cuộc nghiên cứu chung hồi tháng 3, các nhà nghiên cứu đã xem mẫu máy giúp ghi nhận phản ứng tâm lý- có thể là căng thẳng hoặc hoang mang - của 20 người tình nguyện từ 65 tuổi trở lên, khi họ nghe qua điện thoại các giọng nói giả là của kẻ lừa đảo hù dọa để đòi nạn nhân chuyển tiền.  

ai-prevention-fraud(1).jpg

Cảm ứng thông báo nhịp tim và nhịp thở trên màn hình - Ảnh: Mainichi

Khi cấp thêm thông tin cơ bản gồm tuổi tác và giới tính của người tình nguyện, nhóm nghiên cứu đã phân tích sự tương quan giữa các chỉ số liên quan các phản ứng tâm lý và hoạt động của trí não, ví dụ như mức độ nghi ngờ, cấp độ căng thẳng và hoang mang của “nạn nhân” khi đã nghe nội dung cuộc gọi.

Các nhà nghiên cứu xác nhận rằng có thể xác định tình trạng tâm lý của “nạn nhân” bằng cách sử dụng 11 chỉ số gồm nhịp tim và nhịp thở.

“Nạn nhân” càng hoang mang hoặc càng căng thẳng thì nhịp tim và nhịp thở của họ càng nhanh hơn, và nghiên cứu cho thấy “nạn nhân” càng già và rất nghi ngờ thì họ càng căng thẳng hoặc hoang mang.

Các nhà phát triển máy phòng chống lừa đảo hy vọng sẽ có thể đặt các cảm ứng ở các nhà dưỡng lão, và tình trạng tâm lý của các cụ sẽ xuất hiện trên màn hình khi họ nghe điện thoại.

Máy phòng chống lừa đảo mẫu do tòa thị chính Amagasaki, Đại học Tokyo và công ty Fujitsu cùng phát triển, đã được giới thiệu tại một hội thảo của Hiệp hội Tâm lý Ứng dụng Nhật Bản.

Giáo sư Masayuki Kiriu của Đại học Tokyo nói: “Chúng tôi hy vọng hệ thống này sẽ giúp chống lừa đảo, bằng cách cho phép người có nguy cơ bị lừa có cơ hội tự đánh giá khách quan tình trạng tâm lý của họ, hoặc báo động cho họ biết bằng một máy báo động”.

Theo Mainichi
Copy Link
Bài liên quan
ĐHQG-HCM hợp tác Tập đoàn Hưng Thịnh ươm mầm tài năng toán và trí tuệ nhân tạo
Lễ ký kết hợp tác triển khai chương trình “Ươm mầm tài năng Toán và Trí tuệ nhân tạo” giữa Đại học Quốc gia TP.HCM và Tập đoàn Hưng Thịnh diễn ra vào ngày 1.4, khởi đầu cho hành trình phát hiện và bồi dưỡng những tài năng trẻ của Việt Nam.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Đa dạng hóa loại hình và nguồn lực cho đào tạo nhân lực bán dẫn
7 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trí tuệ nhân tạo đo độ căng thẳng của người già có thể bị lừa tiền