Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) vừa có công văn gửi Ban quản lý dự án Mỹ Thuận về việc triển khai nghiên cứu, đánh giá thí điểm việc sử dụng cát biển làm vật liệu đắp nền.

Triển khai thí điểm sử dụng cát biển làm vật liệu đắp nền tại ĐBSCL

H.Đ | 10/12/2022, 05:49

Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) vừa có công văn gửi Ban quản lý dự án Mỹ Thuận về việc triển khai nghiên cứu, đánh giá thí điểm việc sử dụng cát biển làm vật liệu đắp nền.

Bộ GTVT chấp thuận triển khai nghiên cứu, đánh giá thí điểm việc sử dụng cát biển làm vật liệu đắp nền đường tại Dự án thành phần đoạn Hậu Giang - Cà Mau thuộc Dự án Xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021- 2025.

Theo báo Đầu tư, vị trí được lựa chọn thí điểm hiện nay là đường hoàn trả ĐT.978, chiều dài của đường là 986m tại Km79+820 tuyến cao tốc Hậu Giang - Cà Mau với nguồn cát biển được lấy từ Trà Vinh. Dự kiến thời gian thí điểm là khoảng 12 tháng.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Duy Lâm nêu ý kiến: “Riêng đối với vị trí nghiên cứu sử dụng cát biển để thi công phần đắp hoàn trả (nằm dưới mặt đất tự nhiên) cần sớm có kết quả nghiên cứu, đánh giá để có thể áp dụng ngay (nếu đảm bảo yêu cầu), đáp ứng tiến độ triển khai các Dự án”.

Báo Xây dựng dẫn lời Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng cho biết: “Khoảng cuối năm 2023 sẽ có kết quả thử nghiệm dùng cát biển thay thế cát sông để làm dự án cao tốc. Hiện nay, tổng nhu cầu dùng cát để làm vật liệu cho các công trình giao thông ở ĐBSCL là 39 triệu m3, trong khi đó khu vực này chỉ có khoảng 26 triệu m3. Chính vì thế, Bộ GTVT đã phối hợp rất chặt chẽ với Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đặc biệt, với trách nhiệm đang triển khai rất nhiều dự án trọng điểm tại miền Tây, Bộ GTVT  đánh giá việc nghiên cứu vật liệu cát biển thay thế cát sông là nhu cầu cấp thiết".

Các dự án thành phần Cần Thơ - Hậu Giang và đoạn Hậu Giang - Cà Mau thuộc dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 do Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận làm chủ đầu tư.

Do vậy, Bộ GTVT giao Ban quản lý dự án Mỹ Thuận căn cứ ý kiến của các chuyên gia, Cục Quản lý đầu tư xây dựng và của cơ quan, đơn vị liên quan, tiếp tục rà soát hoàn thiện đề cương thí điểm, hoàn chỉnh các thủ tục thẩm định, phê duyệt làm cơ sở triển khai thực hiện; trong đó lưu ý phải hoàn thành và có kết quả đánh giá nghiên cứu thử nghiệm trong năm 2023.

Bộ GTVT cũng đã đề nghị các địa phương liên quan cho phép các đơn vị khai thác khoảng 5.000 m3 cát biển trên địa bàn tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng để thi công thí điểm và phục vụ nghiên cứu. Đồng thời, Bộ đề nghị các tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, các đơn vị liên quan hướng dẫn thủ tục cần thiết để thực hiện.

Theo tính toán đến năm 2025, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cần hoàn thành khoảng 400km đường cao tốc, cần tới 39 triệu mét khối cát san lấp, chưa kể các công trình công cộng, công trình dân sinh khác nên nhu cầu san lấp cát là rất lớn. Tình trạng thiếu vật liệu làm các công trình giao thông đã gây ảnh hưởng tới tiến độ chung của các dự án đang được triển khai.

Nếu sử dụng cát sông để đắp nền đường như hiện nay thì trữ lượng của các mỏ cát đang được cấp phép khai thác tại Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang… sẽ không đáp ứng được yêu cầu.

Hiện chỉ có tỉnh An Giang cam kết cấp khoảng 1,1 triệu m3 từ việc tăng 50% công suất các mỏ. Đối với việc cấp phép các mỏ mới để khai thác phục vụ nhu cầu của các dự án, cả 2 tỉnh đều chưa khẳng định

Trong các giải pháp khả thi tìm kiếm vật liệu thay thế cát sông, khả thi nhất là phương án nghiên cứu sử dụng cát biển hoặc cát nhiễm mặn thi công nền đường. Tuy nhiên, cần hoàn thiện kỹ thuật, thí điểm ngoài thực tế với công trình giao thông.

PGS.TS Nguyễn Đức Mạnh - Trường Đại học GTVT cho biết, việc sử dụng cát nhiễm mặn đắp nền đường ôtô hiện nay ở Việt Nam là một giải pháp hoàn toàn hợp lý. Cát nhiễm mặn ở khu vực phía Nam Việt Nam qua nghiên cứu có thể sử dụng đắp nền đường ôtô ở ĐBSCL.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
7 giờ trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Triển khai thí điểm sử dụng cát biển làm vật liệu đắp nền tại ĐBSCL