Bản tin của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 chiều ngày 3.9 cho biết, không ghi nhận ca mắc mới COVID-19. Như vậy đã tròn 24 tiếng không ghi nhận ca mắc mới COVID-19, có 7 bệnh nhân tiên lượng nặng và nguy kịch. Trường hợp mắc COVID-19 thứ 35 tử vong vì bệnh lý nền nặng là bệnh nhân 761.

Tròn 24 tiếng không ghi nhận ca mắc mới COVID-19, trường hợp thứ 35 tử vong là bệnh nhân 761

03/09/2020, 18:26

Bản tin của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 chiều ngày 3.9 cho biết, không ghi nhận ca mắc mới COVID-19. Như vậy đã tròn 24 tiếng không ghi nhận ca mắc mới COVID-19, có 7 bệnh nhân tiên lượng nặng và nguy kịch. Trường hợp mắc COVID-19 thứ 35 tử vong vì bệnh lý nền nặng là bệnh nhân 761.

Chiều ngày 3.9.2020, Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại thành phố Đà Nẵng thông tin về trường hợp tử vong của bệnh nhân COVID-19 số 761. Đây là ca mắc COVID-19 tử vong thứ 35 tính từ khi dịch xảy ra ở Việt Nam. Cụ thể như sau:

Bệnh nhân 761 (BN 761): Bệnh nhân nữ, 83 tuổi. Tiền sử: Suy thận mạn giai đoạn cuối chạy thận nhân tạo chu kỳ, tăng huyết áp, xuất huyết tiêu hóa tạm cầm.

Trước đó, từ ngày 26.6 đến 25.7.2020, bệnh nhân đến khám và nhập viện tại Khoa Thận - Nội tiết, Bệnh viện Đà Nẵng.

Ngày 25.7.2020, bệnh nhân được cách ly và điều trị tại Bệnh viện.

Ngày 6.8.2020, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng nhận được mẫu xét nghiệm dịch hầu họng của bệnh nhân và ngày 7.8.2020 có kết quả dương tính với vi rút SARS-CoV-2. Bệnh nhân được chuyển đến cách ly, điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang.

Ngày 18.8, bệnh nhân có xuất huyết tiêu hóa được nội soi phát hiện: Tổn thương u sùi loét 1/3 dưới thực quản đang rỉ máu, Viêm loét rải rác đại tràng trái, sigma, viêm loét nông trực tràng, trĩ nội độ II III, được xử trí cầm máu, truyền máu.

Bệnh nhân được điều trị hồi sức tích cực theo các phác đồ qua hội chẩn quốc gia, nhưng bệnh diễn biến nặng, sáng ngày 3.9, bệnh nhân tử vong tại Trung tâm y tế Hòa Vang được chẩn đoán: Viêm phổi nặng, suy hô hấp tiến triển do COVID-19, biến chứng nhiễm khuẩn huyết trên bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối chạy thận nhân tạo chu kỳ, tăng huyết áp, xuất huyết tiêu hóa.

Như vậy, đến thời điểm này số ca mắc COVID-19 tử vong ở nước ta là 35 ca. Đa phần các trường hợp tử vong ở nước ta đều là người cao tuổi, trên nền bệnh lý nặng như suy thận mạn giai đoạn cuối, ung thư máu giai đoạn cuối không đáp ứng hóa chất, hội chứng mạch vành, suy hô hấp cấp, thoái hóa đa khớp, tăng huyết áp, suy thượng thận mạn, đái tháo đường tuyp 2, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, suy kiệt, suy đa tạng...

Về tình hình điều trị, theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19: có 9 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, bao gồm:

+ 4 bệnh nhân tại trung tâm Y tế Huyện Hoà Vang: BN681, BN800, BN897, BN1026 (trong đó 1 bệnh nhân tiếp tục ở lại bệnh viện chạy thận nhân tạo chu kỳ).

+ 3 bệnh nhân tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng: BN444, BN843, BN985.

+ 2 bệnh nhân tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định: BN385, BN930 (tỉnh Nam Định tạm hết bệnh nhân dương tính).

Như vậy, đến thời điểm này, nước ta đã chữa khỏi cho 755 bệnh nhân COVID-19/ 1.046 ca mắc.

Tính đến thời điểm này, trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2: 27 ca; số ca âm tính lần 2 với SARS-CoV-2: 53 ca; số ca âm tính lần 3: 37 ca.

Báo cáo của Tiểu ban Điều trị cũng cho biết thêm, hiện có 7 trường hợp tiên lượng nặng và nguy kịch trong tổng số các bệnh nhân đang điều trị ở các cơ sở y tế. Số trường hợp mắc COVID-19 tiên lượng nặng và nguy kịch này chủ yếu thuộc nhóm lây nhiễm cộng đồng, có nguồn gốc từ ổ dịch Đà Nẵng.

Tính đến 18 giờ ngày 3.9, Việt Nam có tổng cộng 691 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 25.7 đến nay: 551 ca.

Số người cách ly, tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 63.651, trong đó: cách ly tập trung tại bệnh viện: 1.009; cách ly tập trung tại cơ sở khác: 15.949; cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 46.693.

Báo cáo của Tiểu ban Điều trị cũng cho biết, hiện có 7 trường hợp có tiên lượng nặng và nguy kịch trong tổng số các bệnh nhân đang điều trị, trong . Số trường hợp mắc COVID-19 tiên lượng nặng và nguy kịch này chủ yếu thuộc nhóm lây nhiễm cộng đồng, có nguồn gốc từ ổ dịch Đà Nẵng.

Liên quan đến công tác phòng chống dịch, bắt đầu từ ngày 4.9 - 6.9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Bình Giang, Nam Sách và TP.Hải Dương lấy mẫu huyết thanh để xét nghiệm Elisa xác định tình trạng miễn dịch sau nhiễm SARS-CoV-2 ở nhóm người nguy cơ cao phơi nhiễm COVID-19.

Dự kiến cơ quan chức năng sẽ lấy 2.000 mẫu bệnh phẩm, trong đó TP.Hải Dương lấy 1.600 mẫu, Nam Sách và Bình Giang mỗi huyện 200 mẫu.

Đối tượng lấy mẫu là người từ Đà Nẵng trở về Hải Dương từ ngày 1 - 31.7, người đã đến nhà hàng Thế giới bò tươi từ ngày 15 - 20.7, người dân trong ổ dịch và vùng phong tỏa cách ly y tế.

Theo SKĐS

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kênh đào Phù Nam - Techo sẽ làm tăng tình trạng hạn mặn ở ĐBSCL
5 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 23.4, tại TP.Cần Thơ, Ủy hội Sông Mê Kông quốc tế (MRCS) tổ chức hội nghị tham vấn về đề xuất dự án kênh đào Phù Nam - Techo (Campuchia) nhằm thông tin về dự án cũng như các phản hồi, hành động của Ủy hội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tròn 24 tiếng không ghi nhận ca mắc mới COVID-19, trường hợp thứ 35 tử vong là bệnh nhân 761