Như Một thế giới đưa tin về những đòn hiểm ác của dân đòi nợ thuê kiểu xã hội đen. Điều này mang đến hệ lụy khó lường cho những người trót vay của giang hồ và bị đòi nợ.

Trót nợ xã hội đen thì giám đốc cũng phải tự sát

Một Thế Giới | 10/09/2015, 05:32

Như Một thế giới đưa tin về những đòn hiểm ác của dân đòi nợ thuê kiểu xã hội đen. Điều này mang đến hệ lụy khó lường cho những người trót vay của giang hồ và bị đòi nợ.

Giám đốc treo cổ vì tín dụng đen

Là một giám đốc công ty bán máy tính ở TP.HCM nhưng số phận ông L. lại kết thúc bằng cái chết trong tư thế treo cổ cùng bức thư tuyệt mệnh. Từ việc vay 300 triệu đồng để kinh doanh, ông L. đã trở thành con nợ với số tiền lên tới hàng tỉ đồng.

Theo VNN, khoảng cuối năm 2013, vợ chồng ông L có vay số tiền 100 triệu đồng với thỏa thuận 1 tháng sau trả tổng cộng 120 triệu đồng cả gốc lẫn lãi. Sau đó, vợ chồng ông tiếp vay khoảng 300-400 triệu đồng. Lúc đầu, vợ chồng ông trả góp 12 triệu đồng/ngày, sau đó, do không trả nổi nên ông xin giảm dần xuống theo mức 50-40-35 triệu đồng/10 ngày. 

Mặc dù trả lãi suất gấp nhiều lần so với số tiền gốc vay nhưng chỉ trong thời gian ngắn ông L. không trả được, “lãi mẹ đẻ lãi con” và đến nay số nợ lên đến 1,2 tỉ đồng.

Phía chủ nợ ép vợ chồng ông L. bán nhà với giá 2,5-2,7 tỉ đồng cho họ, trong khi căn nhà này đã có người đặt cọc mua 3 tỉ đồng. Do không đồng ý, ông đã bị đối tượng tín dụng đen đe dọa,  yêu cầu ký vào giấy nợ 1,2 tỉ đồng. Và tối hôm đó, ông L. đã treo cổ tự tử.

Năm 2013, tại Tiền Giang, một nhân viên ngân hàng đã giết chết vợ đang mang thai và đứa con trai 7 tuổi rồi treo cổ tự tử. Trong căn nhà xảy ra án mạng, người ta tìm thấy bức thư tuyệt mệnh. Trong thư, anh này cho biết do làm ăn thua lỗ, nợ nần chồng chất nên giết vợ con rồi treo cổ tự tử để được giải thoát.

Nếu không trả nợ thì có thể sẽ bị như câu chuyện của anh M. (huyện Thanh Trì, HN) vì cần vốn làm ăn, cách đây không lâu  đã vay tiền của một số người. Việc làm ăn không thuận buồm xuôi gió, khiến anh lâm vào cảnh nợ nần chồng chất. 

Tháng 6.2015, anh M. bị các đối tượng ép lên taxi tới quận Hà Đông. Tại đây, anh đã bị các đối tượng hành hạ, đánh đập đến ngất đi. Sau khi đưa nạn nhân đi cấp cứu, nhóm đối tượng trên đã ép nạn nhân viết giấy nợ 800 triệu đồng rồi mới thả. 

Các kiểu cho vay của tín dụng đen phổ biến là cho vay tháng với lãi suất từ 3-5%/tháng (khoảng 36 đến 54%/năm), vay ngày với lãi suất từ 0,3-0,5 có khi là 1%/tháng, tương đương từ 180-360%/năm. Lãi suất đáo hạn của tín dụng đen là 5.000 đồng/triệu/ngày, có khi lên tới 10.000 đồng/triệu/ngày, gọi theo cách của các chuyên gia trường hợp này là “uống thuốc độc để tồn tại”. 

Thực tế có những vụ án, do con cái nợ nần, các đối tượng đòi nợ thuê đã gây sức ép, đe dọa bố mẹ con nợ, cho người canh gác nhà bố mẹ con nợ 24/24 khiến cha mẹ con nợ vì phẫn uất mà thắt cổ tự tử.
Dân xã hội đen nói gì?
Từng làm công việc đòi nợ thuê, Đ. (ngụ quận 8, TP HCM) cho biết cách thức mà lực lượng “xã hội đen” và cả một số công ty đòi nợ thuê có giấy phép hoạt động thường sử dụng để đòi nợ là hù dọa, đánh dằn mặt, đeo bám “con nợ”, đưa người đến ngồi ở nhà hoặc đứng trước nhà con nợ, để xe có dòng chữ đòi nợ thuê trước cửa nhà, dùng những lời nói “anh chị” để “nắn gân” như: “Trên 100 tuổi gọi bằng chú, dưới 100 tuổi kêu bằng mày”… Tuy nhiên, Đ. cũng cho biết trên Người Lao động là nguyên tắc của các lực lượng này là hạn chế vi phạm pháp luật, chỉ muốn chuyện đòi nợ diễn ra êm thấm, ít người biết. Chỉ khi nào con nợ “quá lắm” mới dùng “biện pháp mạnh”.
“Lúc trước, tôi từng tham gia đòi nợ thuê cho một đơn vị ở quận 5 bị một người nợ tiền vật liệu xây dựng nhưng không trả. Chúng tôi thỏa thuận chia 50/50 số tiền nợ. Tôi rủ thêm một người nữa đi đòi nợ. Khi đến nơi, tôi yêu cầu “con nợ” trả tiền nhưng ông ta không những không trả mà còn thách thức. Tôi bỏ về, bí mật theo dõi đường đi nước bước của ông ta rồi dùng biện pháp mạnh. Sau đó, người nhà ông ta đã mang tiền đến trả” - Đ. kể. Hỏi Đ. “biện pháp mạnh” là gì, Đ. cười cười: “Thì… đánh dằn mặt mấy cái…”

Theo An ninh Thế giới, nếu là con nợ thuộc dạng "chất rắn", bọn chúng sẽ bố trí cho vài tên đàn em theo dõi người thân trong gia đình của con nợ, như: vợ chồng, con cái, cha mẹ hay anh chị em... Nhưng, điều đặc biệt là khi theo dõi, bọn chúng thường cố ý cho người bị theo dõi phát hiện ra chuyện... mình đang bị theo dõi. Chúng làm điều này là bởi, giang hồ chuyên nghiệp cũng chỉ mong chuyện đòi nợ diễn ra êm thấm, càng ít người biết càng tốt, và nếu hăm dọa có thể xong việc thì đó chính là chuyện mà dân giang hồ đều hy vọng "cầu được, ước thấy". Và khi cách thức này không được, bọn chúng mới gây án..

Phong Vũ (tổng hợp)


Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trót nợ xã hội đen thì giám đốc cũng phải tự sát