Tọa đàm: “Vụ kiện da cam và hành trình đòi công lý cho nạn nhân chất độc da cam” sẽ diễn ra ngay sau buổi khai mạc triển lãm, vào lúc 9h30 hôm nay, ngày 8.5 tại sân khấu A của Đường Sách TP.HCM.

Trực tiếp tọa đàm "Vụ kiện da cam và hành trình đòi công lý cho nạn nhân chất độc da cam"

PV | 08/05/2021, 08:00

Tọa đàm: “Vụ kiện da cam và hành trình đòi công lý cho nạn nhân chất độc da cam” sẽ diễn ra ngay sau buổi khai mạc triển lãm, vào lúc 9h30 hôm nay, ngày 8.5 tại sân khấu A của Đường Sách TP.HCM.

Vụ kiện các công ty hóa chất Mỹ của Hội Nạn nhân chất độc da cam/ dioxin Việt Nam (VAVA) cách đây 17 năm tưởng như đã bị rơi vào quên lãng sau ba lần bị Tòa Phúc thẩm Liên bang Mỹ và Tòa án Tối cao Mỹ bác đơn kiện. Nhưng tháng 5.2014, bà Trần Tố Nga, một người Việt, mang quốc tịch Pháp, đã nộp đơn kiện 35 công ty hóa chất Mỹ thông qua một tòa án Pháp.

Đến ngày 25.1.2021 tòa Ivry tỉnh Esson (phía Nam Paris) đã mở phiên xét xử vụ kiện dân sự giữa bà Trần Tố Nga, công dân Pháp gốc Việt với các công ty hóa chất Mỹ đã cung cấp chất độc da cam cho quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam, gây ra thương tổn sức khỏe và để lại di chứng qua nhiều thế hệ của hàng triệu nạn nhân Việt Nam. Ngày 10.5.2021, kết quả vụ kiện sẽ được công bố.

Trong bài viết trên báo Tuổi Trẻ với tựa đề “Công lý cho Trần Tố Nga: Vụ kiện không chỉ của một người”, nhà báo Thế Thanh cho rằng: “Sự kiện hi hữu của phiên tòa ngày 25.1.2021 chính là nguyên đơn hội đủ các điều kiện là công dân Pháp và có đủ bằng chứng y khoa là nạn nhân của chất dioxin để trên cơ sở đó cùng bạn bè trong và ngoài nước chuẩn bị hồ sơ vụ kiện gần 10 năm và khởi kiện từ 5 năm qua. Bà Nga đã vượt qua biết bao trở lực để không từ bỏ vụ kiện cuối cùng trong cuộc đời 80 năm của mình chỉ bởi suy nghĩ: Nếu bà không làm thì không còn ai đủ được các điều kiện để kiện và điều đó có nghĩa là nạn nhân chất độc da cam/ dioxin nói chung và 4 triệu nạn nhân chất độc da cam Việt Nam nói riêng không còn hy vọng đòi được công lý…”

toa-dam.jpg

Nhận thức vụ kiện của bà Trần Tố Nga không của riêng bà và hành trình đòi công lý cho nạn nhân chất độc da cam/ dioxin sẽ còn khó khăn và kéo dài, song chúng ta vẫn quyết đeo đuổi, kiên trì và chờ đợi tiếng nói công lý. Vì vậy mà 3 đơn vị gồm: Báo Tuổi Trẻ, Nhà Xuất Bản Trẻ và Công ty Đường Sách TP.HCM cùng những người bạn của bà Trần Tố Nga đã cùng nhau thực hiện dự án mang tên: “Vụ kiện da cam - Hành trình đòi công lý cho nạn nhân chất độc da cam” nhằm truyền thông, cổ vũ, kêu goi sự đồng hành của nhiều người cùng bà Trần Tố Nga trong cuộc chiến đòi công lý cho nạn nhân chất độc da cam.

Dự án sẽ kéo dài trong năm 2021, với các hoạt động trên Đường sách đáng chú ý như sau:

Triển lãm “Vụ kiện da cam - Một nguyên đơn, triệu nạn nhân” khai mạc lúc 9h hôm nay 8.5 kéo dài đến 13.5 tại Đường Sách TP.HCM. Mục đích nội dung triển lãm nhằm cung cấp cho công chúng những thông tin hệ thống về đường đi và tác hại của chất độc da cam với con người, thiên nhiên và môi trường Việt Nam; về diễn tiến của vụ kiện; những cơ sở khoa học và pháp lý; về sự đồng hành của bè bạn khắp nơi trên thế giới và trong nước (trước, trong và sau) vụ kiện của bà Trần Tố Nga.

Tọa đàm: “Vụ kiện da cam và hành trình đòi công lý cho nạn nhân chất độc da cam” sẽ diễn ra ngay sau buổi khai mạc triển lãm, vào lúc 9h30 hôm nay, ngày 8.5 tại sân khấu A của Đường Sách TP.HCM. Mục đích nhằm kêu gọi sự đồng hành, ủng hộ cho vụ kiện của bà Trần Tố Nga từ các cá nhân, tổ chức thiện nguyện trong và ngoài nước.

- BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng, Phó chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam/ dioxin (VAVA), một trong 4 nguyên đơn vụ kiện đòi công lý cho nạn nhân chất độc da cam năm 2004
- Bà Tôn Nữ Thị Ninh, Phó chủ tịch Uỷ ban Hòa bình Việt Nam, Chủ tịch Qũy Hòa bình và Phát triển TP.HCM
- LS. Trương Trọng Nghĩa, Phó chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đại biểu Quốc Hội khóa XIV
- TS Vũ Thị Quyền, giảng viên bộ môn Sinh học, Đại học Văn Lang
- Trần Thị Mỹ Quyên, nạn nhân chất độc da cam; nhân viên phòng đào tạo trường Đại Học Hoa Sen, nhà sáng lập nhóm công tác xã hội “Tình thương”.
- Điều phối buổi Tọa đàm: TS Bùi Trân Phượng, nguyên Hiệu trưởng trường ĐH Hoa Sen.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 2: Những giọt nước nghĩa tình
4 giờ trước Bảo vệ môi trường
Bước vào cao điểm mùa khô, vùng ĐBSCL hiện có hơn 50.000 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt. Nguồn nước khan hiếm khiến cho bà con gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, sinh hoạt.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trực tiếp tọa đàm "Vụ kiện da cam và hành trình đòi công lý cho nạn nhân chất độc da cam"