Báo Asia Times ngày 5.9 đăng ý kiến của nhà báo Bill Gertz (chuyên nghiên cứu quốc phòng và an ninh Mỹ) đánh giá rằng trước tình hình Trung Quốc có thể khởi động kế hoạch bồi đắp xây dựng trái phép tại bãi cạn Scarborough, Mỹ nên có phản ứng mạnh mẽ hơn để Trung Quốc thấy Mỹ luôn phản đối chủ nghĩa bá quyền khu vực.

Trung Quốc âm mưu 'nuốt' bãi cạn Scarborough

Cẩm Bình | 07/09/2016, 08:46

Báo Asia Times ngày 5.9 đăng ý kiến của nhà báo Bill Gertz (chuyên nghiên cứu quốc phòng và an ninh Mỹ) đánh giá rằng trước tình hình Trung Quốc có thể khởi động kế hoạch bồi đắp xây dựng trái phép tại bãi cạn Scarborough, Mỹ nên có phản ứng mạnh mẽ hơn để Trung Quốc thấy Mỹ luôn phản đối chủ nghĩa bá quyền khu vực.

Bộ Quốc phòng Philippines vừa mớicông bố ảnh chụp cho thấy có đến 11 tàu Trung Quốc hiện diện bất thường gần bãi cạn Scarborough của Philippines.Trong số 11 tàu được triển khai đến khu vực quanh bãi cạn có 4 tàu tuần duyên, 7 tàu vỏ xanh có thể là tàu cá hoặc tàu dùng cho công tác nạo vét và xây dựng.

Cácbức ảnh được một máy bay trinh sát Philippines chụp hôm3.9 và được công bố trong lúchội nghị thượng đỉnh G20 đangdiễn ra tại Hàng Châu (Trung Quốc).

Một quan chức Mỹ xác nhận Trung Quốc đã gia tăng số tàu tại vùng lân cận bãi cạnScarborough, trong đó có tàu tuần tra hàng hải. Tuy nhiên, quan chức này lại không thể xác nhận có tàu cuốcTrung Quốc như phía Philippines đưa tin.

Đây là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đã không màng đến lời kêu gọi dừng hành động bồi đắp trái phép mà Mỹ cũng như cộng đồng quốc tế đưa ra.Hành động tăng số lượng tàu của Trung Quốc đã gióng lên hồi chuông cảnh báo cho Mỹ.

Trung Quốc muốn lậptam giác quân sự trên Biển Đông

Hồitháng 12.2015, các cơ quan tình báo Mỹ đã sớm cảnh báo Trung Quốc có kế hoạch nạo vét và xây dựng trên bãi cạn Scarborough. Cácbáo cáo lúc đó chỉ ra rằng một công ty Trung Quốc đã ký được hợp đồng xây một sân bay, nhiều tòa nhà công sởvà nhà ở, một bến cảng và một khu nghỉ dưỡng.

Cũng trong tháng này, Trung Quốc tiết lộ nước này sẽ đóng một tàu cuốccỡ lớn và sẽ hoàn thành vào năm 2017 (để có thể dùng để bồi đắp bãi cạnScarborough). Tàu này sẽ giống chiếc đã được dùng để tiến hành hoạt động bồi đắp quy mô lớn một cách phi pháptại quần đảoTrường Sa và nhiềuđịa điểm khác

Hoạt động của tàu Trung Quốc tại vùng biển quanh bãi cạnScarborough đã bắt đầu gia tăng từ tháng trước khi có đến hơn 12 tàu tuần duyên xuất hiện. Trước đó, Trung Quốc chỉ gửi từ 1 tàuđến 3 tàu đến đây.

Trong những năm qua, Trung Quốc đã tiến hành xây đảo nhân tạo phi pháp tại hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Giới chức Mỹ tin rằng Trung Quốc đang chuẩn bị xây dựng một tam giác các cơ sở quân sự trải dài từ đá Subi, đá Chữ Thập, đá Vành Khăn ở phía nam và cuối cùng là bãi cạn Scarborough.

Ảnh chụp hoạt động bồi đắp phi pháp trênđá Chữ Thập của Trung Quốc - Ảnh: CSIS

Vì bãi cạnScarborough gần vịnh Subic, nơi tàu chiến Mỹ có thể được triển khai đến trong tương lai theohiệp ước quốc phòng Mỹ - Philippines nâng cao, nên Mỹ kịch liệt phản đối hành động xây dựng trên bãi cạn này.

Nếuquân sự hóa, bãi cạnScarborough sẽ cải thiện khả năng chống lại lực lượng Mỹ của không quân và hải quân Trung Quốc cũng như khả năng chống xâm nhập nhằm đẩy quân đội Mỹ ra khỏi khu vực. Bãi cạn này cũng sẽ cung cấp nền tảng quan trọng cho Trung Quốc áp đặt vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông.

Đô đốc Harry Harris, chỉ huy Bộ tư lệnh Thái Bình Dương củaMỹ, khẳng định xây đảo nhân tạo là một phần trong nỗ lực quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc. Theo đô đốc, Trung Quốc đang thay đổi hiện trạng Biển Đông.

Phản ứng từ Bộ trưởng Quốc phòngMỹ

Chính phủ Mỹ không cho biết căng thẳng đang leo thang trên Biển Đông có được bàn đến trong cuộc hội đàmngày 4.9 giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hay không.

Tuyên bố mà Nhà Trắng đưa ra chỉ cho biết Tổng thốngObama nhấn mạnh cam kết vững chắc của Mỹ đối với an ninh của các đồng minh ở châu Á - Thái Bình Dương và tiếp tụckhẳng định Mỹ sẽ cùng các nước trong khu vực duy trì các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, thương mại hợp pháp không bị cản trở cũng nhưtự do hàng hải và hàng không. Tuyên bố không đề cập đến phán quyết của Tòa Trọng tài.

Trong cuộc họp báo ngày 5.9, ông Obama cũng không đề cập đến vấn đềtranh chấp hàng hải với Trung Quốc, tuy nhiênông lưu ý rằng an ninh hàng hải chính là một trong những khác biệt giữa hai nước khi ông gặp gỡ Chủ tịch Tập.

Tổng thống Obama cho biết an ninh hàng hải chính là một trong những khác biệt giữa hai nướckhi ông gặp gỡ Chủ tịch Tập - Ảnh: South China Morning Post

Mối lo ngại Trung Quốc chiếm Biển Đông, tuyến hàng hải chuyến lược của thương mại quốc tế, đã khiến Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter phải kêu gọi quân đội Mỹ áp dụng các biện pháp cứng rắn.

Khi được hỏi về nguy cơ bãi cạnScarborough bị Trung Quốcquân sự hóa, ông Carter cho biết: “Tôi hy vọng chuyện này sẽ không xảy ra vì việc này sẽ dẫn đến hành động trả đũa từ Mỹ và các nước khác trong khu vực nhằm cô lập Trung Quốc và làm gia tăng căng thẳng khu vực”.

Hai tuần trước, Mỹ và Ấn Độ đã ký Thỏa thuận trao đổi hậu cần. Động thái này rõ ràngmuốn báo cho Trung Quốcbiết rằng Mỹ và Ấn Độ sẽ hợp tác chặt chẽ hơn để chống lại một Trung Quốc hung hăng.

Lầu Năm Gócphải phản ứng mạnh mẽ hơn

Nhiều nhà phân tích cho biết hành động điều thêm tàu ra gần bãi cạn Scarborough của Trung Quốc đúng lúc hội nghị thượng đỉnhG20 diễn ra đặt ra thách thức trực tiếp đối với Mỹ và các đồng minh trong khu vực.

Ông Jim Fanell, cựu giám đốc tình báo hạm đội Thái Bình Dương, đánh giá cácbức ảnh chụp tàu Trung Quốc quanh bãi cạnScarborough mà Philippines công bố là một thông tin đáng lo ngạivì chúng cho thấy Trung Quốc đã bắt đầu kế hoạch bồi đắp.

Theo ông Fanell, trong tình hình này, Bộ tư lệnh Thái Bình Dương nên ra lệnh tiến hành các cuộc trinh sát trên không và trên biển để cản trở tàu Trung Quốc và tìm hiểu xem ý định của chúng khi xuất hiện gần bãi cạnScarborough là gì. Kết quả trinh sát nên lập tức được cung cấp cho dư luận Mỹ và cộng đồng quốc tế.

Nếu xác thực Trung Quốc thực sự khởi động kế hoạch bồi đắp, Mỹ nên điều tàu và máy bay thuộc hạm đội 7 ra bảo vệ cho các đồng minh trong khu vực.

Nếu xác thực Trung Quốc thực sự khởi động kế hoạch bồi đắp, Mỹ nên điều tàu và máy bay của hạm đội 7ra bảo vệ cho các đồng minh trong khu vực – Ảnh: Youtube

Cho đến nay, phản ứng của Mỹ cũng chỉ dừng lại ở mứcthể hiện quan ngại và bày tỏ ủng hộ với các đồng minh trong khi hành động phô diễn sức mạnh quân sự rất ít.Tuy nhiên, với sự hiện diện của tàu Trung Quốc, trong đó có thể có cả tàu cuốc,Mỹ nên có phản ứng mạnh hơn như triển khai máy bay tuần tra P-8 hay đưa tàu ngầm tới khu vực.

Những hành động này sẽ đóng vai trò như lời cảnh báo chiến lược gửi đến Trung Quốc, cho nước này biết rằng Mỹ sẽ không khoanh tay đứng nhìn mà sẽ tích cực phản đối chủ nghĩa bá quyền khu vực.

Cẩm Bình (theo AsiaTimes)
Bài liên quan
Chuyên gia tự tin Trung Quốc có thể vượt Mỹ trở thành nước đầu tiên lấy mẫu từ sao Hỏa về Trái đất
Wu Weiren, nhà thiết kế chính của Chinese Lunar Exploration Programme (Chương trình Thám hiểm Mặt trăng Trung Quốc), dự đoán nước này có thể đánh bại Mỹ trong cuộc đua đưa đá từ sao Hỏa về Trái đất. Đây là gợi ý đầu tiên như vậy từ các cơ quan vũ trụ của Trung Quốc.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 3: Đầu tư phát triển, xuất nhập khẩu đều ghi điểm tốt
Trên các lĩnh vực quan trọng như xuất nhập khẩu, đầu tư phát triển, tài chính - ngân hàng - chứng khoán, tiêu dùng, thu chi ngân sách đều có sự cải thiện, thay đổi theo hướng tích cực.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc âm mưu 'nuốt' bãi cạn Scarborough