Ngày 2.3, hàng loạt  báo chí quốc tế đã lên tiếng về việc Trung Quốc lợi dụng thời tiết xấu trên biển Đông chiếm đóng thêm một rạn san hô trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hiện bị Philippines chiếm đóng.

Trung Quốc chiếm thêm một rạn san hô tại quần đảo Trường Sa

Một Thế Giới | 02/03/2016, 17:57

Ngày 2.3, hàng loạt  báo chí quốc tế đã lên tiếng về việc Trung Quốc lợi dụng thời tiết xấu trên biển Đông chiếm đóng thêm một rạn san hô trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hiện bị Philippines chiếm đóng.

Theo hãng tin Reuters và báo The Guardian, nhân lúc tàu thuyền Philippines lánh nạn do thời tiết xấu, các tàu hải quân Trung Quốc đã giành quyền kiểm soát vòng san hô Hải Sâm.
Theo Philippines Star, Trung Quốc đã đưa tin ít nhất 5 đến 6 tàu tuần dương và cảnh sát biển ra chiếm bãi vòng san hô mà Philippines gọi là Jackson (Jackson Atoll, Việt Nam gọi là bãi Hải Sâm, Trung Quốc gọi là Đá Ngũ Phương) nằm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Bãi san hô này đang do Philippines chiếm giữ cho đến cuối tháng 2.2016.
Vòng san hô Hải Sâm là một rạn san hô vòng thuộc cụm Bình Nguyên của quần đảo Trường Sa. Bãi có dạng hình tròn với đường kính khoảng 6 hải lý (11,11km). Vụng biển (đầm nước) có độ sâu từ 25 - 46m. Có 5 vị trí được đặt tên trên vành san hô của rạn san hô vòng này, tức năm "đá". Rạn vòng này nằm về phía bắc của đá Vành Khăn và cách đảo Vĩnh Viễn 12 hải lý (22,22km) về phía nam.
Báo Philippine Star dẫn nguồn ngư nghiệp nước này nói Trung Quốc bắt đầu điều tàu tới chiếm bãi Hải Sâm sau khi thấy một tàu vận tải cá của Philippines bị mắc cạn trên bãi do thời tiết xấu.
Ông Eugenio Bito-onon Jr, Thị trưởng Kalayaan - tên thị trấn do Philippines thành lập ở quần đảo Trường Sa để đòi hỏi chủ quyền một phần quần đảo này, cho biết các tàu Trung Quốc đã đậu trong bãi Hải Sâm hơn một tháng trở lại đây. Ông cũng cho hay số lượng tàu Trung Quốc bao quanh khu vực này khá lớn.
"Tôi hoảng hốt vì chúng tôi thường xuyên phải di chuyển qua vòng san hô đó để đến được Pag-asa (đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng bị Philippines chiếm đóng)", ông  Bito-onon nói. "Điều gì sẽ xảy ra nếu bây giờ chúng tôi đi thuyền gần những tàu Trung Quốc?".
"Chúng tôi vẫn đang xác minh thông tin này", phát ngôn viên quân đội Philippines, thiếu tướng Restituto Padilla nói với Reuters. "Chúng tôi biết có tàu Trung Quốc di chuyển xung quanh khu vực quần đảo Trường Sa. Ngoài ra còn có các tàu di chuyển xung quanh bãi Cỏ Mây".
Một ngư dân (giấu tên) từ Mindoro Occidental thì nói tàu Trung Quốc đã xua đuổi tàu cá Philippines khi tàu này định vào trong khu vực nói trên hồi tuần trước. Người này cho biết “có 4 chiếc tàu sơn màu trắng và xám của Trung Quốc đậu bên trong vùng biển đã ngăn cản chúng tôi tiếp cận ngư trường truyền thống của chúng tôi”.
Cách thức Trung Quốc kiểm soát bãi Hải Sâm, tương tự như cách nước này chiếm bãi Vành Khăn trước đây. Nguồn tin của Philippines cho rằng một cơn bão vào năm 1994 đã khiến hải quân Philippines phải rời bãi đá Vành Khăn, sau khi trở lại thì họ phát hiện Trung Quốc đã chiếm rồi. Hiện tại, đá Vành Khăn là một trong 7 đảo nhân tạo Trung Quốc đang triển khai xây dựng quy mô lớn ở biển Đông.
Hồi năm 2011, tàu chiến Trung Quốc từng nổ súng gây hấn với 3 tàu cá của Philippines cũng tại bãi Hải Sâm khiến các tàu này phải cắt neo bỏ chạy về đảo Vĩnh Viễn, cũng thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đang do Philippines kiểm soát.
Manila đang theo đuổi vụ kiện yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh tại Tòa án Trọng tài thường trực (PCA). Dự kiến phán quyết cuối cùng sẽ được tòa đưa ra vào tháng 5 tới.

Thiên Hà (theo The Guardian, Reuters)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
12 phút trước Theo dòng thời sự
Chủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó với gió mạnh trên biển, mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét, lũ ống bảo đảm kịp thời, hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại. Yêu cầu trên được Thủ tướng Chính phủ đặt ra với Bộ trưởng các bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố tại Công điện số 120/CĐ-TTg, ngày 25.11.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc chiếm thêm một rạn san hô tại quần đảo Trường Sa