Theo dự thảo do Trung tâm Đánh giá dược phẩm Trung Quốc (CCDE) vừa công bố, vắc xin ngừa COVID-19 phải có tỷ lệ hiệu quả từ 50% trở lên và tạo ra miễn dịch tồn tại ít nhất 6 tháng thì mới được cấp phép tại nước này.

Trung Quốc đặt tiêu chuẩn cho vắc xin ngừa COVID-19

Nguyễn Cẩm Bình - 0901321282 - 060113793980 | 16/08/2020, 08:39

Theo dự thảo do Trung tâm Đánh giá dược phẩm Trung Quốc (CCDE) vừa công bố, vắc xin ngừa COVID-19 phải có tỷ lệ hiệu quả từ 50% trở lên và tạo ra miễn dịch tồn tại ít nhất 6 tháng thì mới được cấp phép tại nước này.

Dù đặt mức 50% là tỷ lệ tối thiểunhưng CCDE khuyến nghị các nhà sản xuất nên cố gắng đạt 70%. Trung tâm cũng sẵn sàng cấp phép sử dụng khẩn cấp cho trường hợp vắc xin chứng minh được hiệu quả ở mức tiêu chuẩn dù chưa hoàn thành giai đoạn thử nghiệm lâm sàng cuối cùng.

CCDE nhấn mạnh vắc xin phải hoàn toàn không có nguy cơ gây tình trạng tăng phụ thuộc kháng thể (ADE) -kháng thể tạo ra bởi vắc xin thay vì vô hiệu hóa vi rút thì lại gắn kết và giúp chúng dễ dàng xâm nhập tế bào hơn, khiến bệnh nặng thêm. Nhà miễn dịch học Vương Hoa Khánh thuộc Trung tâm Kiểm soátvà phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc (CCDC) cho biết những rủi ro như tình trạng ADE có thể được phát hiện trong quá trình thử nghiệm lâm sàng thứ ba.

Tỷ lệ 50% - có nghĩa vắc xin đủ sức bảo vệ một nửa số người tiêm chủng - phù hợp với chuẩn do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Cục Quản lý thực phẩm vàdược phẩm Mỹ (FDA) đặt ra.

Không như CCDE, FDA không đặt yêu cầu về thời gian miễn dịch tối thiểu. WHO trong một tài liệu công bố tháng 4 bày tỏ hy vọng vắc xin COVID-19 sẽ bảo vệ người tiêm trong 1 năm -điều mà giới khoa học đánh giá khó lòng đạt được.

Trung Quốc hiện có 5 ứng viên vắc xin đang thử nghiệm lâm sàng, gồm 4 loại dùng vi rút bất hoạt cùng 1 loại dùng công nghệ tái tổ hợp vector vi rút. Thử nghiệm được tiến hành ở Indonesia, Bangladesh, Brazil, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) cùng Ả Rập Saudi với quy mô nhỏ hơn mức thông thường, do đó sắp tới họ sẽ phải tìm thêm nhiều quốc gia khác.

Trong số 5 vắc xin này, sản phẩm của Tập đoàn dược phẩm quốc gia Trung Quốc (Sinopharm) và Công ty Công nghệ sinh học Trung Quốc (Sinovac) là sáng giá nhất.

Tuần qua Sinopharm thông báo hai giai đoạn thử nghiệm đầu cho kết quả khả quan: vắc xin tạo kháng thể mạnh mẽ với tác dụng phụ không đáng kể. Tuy nhiên, tập đoàn nàyvẫn phải chờ kết quả lần thử nghiệm thứ ba mới có thể khẳng định chắc chắc về hiệu quả của vắc xin.

Cẩm Bình (theo SCMP)
Bài liên quan
AstraZeneca thừa nhận vắc xin COVID-19 của hãng có thể gây đông máu
Trang Pharmaceutical Technology đưa tin hãng sản xuất AstraZeneca thừa nhận vắc xin COVID-19 có thể gây đông máu, dù trường hợp gặp phản ứng phụ này rất hiếm.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vùng Đông Nam Bộ là đầu tàu về kinh tế số, khoa học công nghệ của cả nước
2 giờ trước Khoa học - công nghệ
Sáng nay 5.5, tại tỉnh Tây Ninh, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Hội đồng Điều phối vùng Đông Nam Bộ chủ trì hội nghị lần thứ 3 của hội đồng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc đặt tiêu chuẩn cho vắc xin ngừa COVID-19