Chính phủ Trung Quốc đang đẩy mạnh những dự án ở Tây Tạng nhằm tăng cường an ninh biên giới trong bối cảnh căng thẳng với Ấn Độ gia tăng trong những tháng gần đây.

Trung Quốc đầu tư 146 tỉ USD ở Tây Tạng, tăng cường an ninh biên giới

04/09/2020, 22:23

Chính phủ Trung Quốc đang đẩy mạnh những dự án ở Tây Tạng nhằm tăng cường an ninh biên giới trong bối cảnh căng thẳng với Ấn Độ gia tăng trong những tháng gần đây.

Cờ Trung Quốc được treo ở thành phố Lhasa thuộc khu tự trị Tây Tạng - Ảnh: Reuters

Reuters dẫn ba nguồn thạo tin cho biết Bắc Kinh dự định đầu tư hơn 1.000 tỉ nhân dân tệ (146 tỉ USD) để tăng tốc xây dựng cơ sở hạ tầng ở Tây Tạng, gồm cả tuyến đường sắt nối từ Tứ Xuyên tới Tây Tạng. Đây được cho là nỗ lực mới nhất của chính phủ Trung Quốc nhằm đẩy mạnh phát triển khu vực phía tây nam xa xôi cũng như thể hiện ý định của Bắc Kinh trong việc tăng cường an ninh biên giới.

Tuần trước, trong cuộc họp cấp cao của đảng Cộng sản Trung Quốc về quản trị tương lai của Tây Tạng, Chủ tịch Tập Cận Bình đã đánh giá cao những thành tựu và ca ngơi các quan chức tuyến đầu, đồng thời quyết tâm nỗ lực nhiều hơn nữa để làm giàu, trẻ hóa và tăng cường đoàn kết trong khu vực. Ông Tập cho biết một số dự án cơ sở hạ tầng lớn và các công trình công cộng sẽ được hoàn thành, gồm cả tuyến đường sắt Tứ Xuyên - Tây Tạng, theo Tân Hoa Xã.

Từ lâu, Bắc Kinh đã nhắm đến việc xây dựng một mạng lưới đường sắt để giúp Tây Tạng dễ tiếp cận hơn từ các tỉnh nội địa của Trung Quốc. Tháng trước, Trung Quốc đã công bố kế hoạch mở rộng mạng lưới đường sắt của nước này thêm 1/3 trong vòng 15 năm tới.

Các nguồn tin của Reuters cũng tiết lộ, ngoài kế hoạch xây dựng tuyến đường sắt Tứ Xuyên - Tây, Bắc Kinh cũng muốn thúc đẩy tuyến đường sắt Tây Tạng - Nepal nối Kathmandu với Shigatse, thành phố lớn thứ hai ở Tây Tạng, nằm trong số các thỏa thuận song phương được ký kết vào năm 2018 giữa hai nước.

Nepal là quốc gia nhỏ bé thuộc dãy Himalaya, bị kẹp giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Theo truyền thống, Ấn Độ là một đồng minh mạnh mẽ và đối tác thương mại lớn nhất của Nepal. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Ấn Độ đã mất dần ảnh hưởng với Nepal, thông qua các dự án cơ sở hạ tầng và viện trợ từ Bắc Kinh. Nepal thực tế đã chuyển hướng đối ngoại sang Trung Quốc nhằm tăng cường hợp tác để đáp trả sự phong tỏa kinh tế của Ấn Độ.

Đáng chú ý, Ngoại trưởng Trung Quốc - Vương Nghị hôm 15.8 đã có chuyến thăm đến khu tự trị Tây Tạng. Ông Vương Nghị hiện là quan chức cấp cao đầu tiên của chính phủ trung ương Trung Quốc đến thăm khu vực biên giới kể từ khi cuộc đụng độ đẫm máu nhất giữa quân đội hai nước đông dân nhất thế giới xảy ra ngày 15.6 ở thung lũng Galwan khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng, còn Trung Quốc từ chối tiết lộ thương vong.

Chuyến đi của ông Vương diễn ra trong bối cảnh các cuộc đàm phán ngoại giao và 5 vòng đàm phán quân sự đã không thể phá vỡ sự bế tắc về tranh chấp biên giới kéo dài giữa Trung Quốc với Ấn Độ. Các màn đụng độ ở biên giới giữa hai quốc gia đông dân nhất thế giới đã tiến triển thành cuộc chiến ngày càng gay gắt về thương mại, công nghệ, đầu tư và địa chính trị.

Dẫu tuyên bố từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc về chuyến thăm Tây Tạng của ông Vương hôm 15.8 không đề cập tới Ấn Độ nhưng giới quan sát Trung Quốc nhận định rằng đây là động thái bất thường.

Hoàng Vũ (theo Reuters)

Bài liên quan
Trung Quốc chạy đua tích trữ chip từ Mỹ trước khi ông Trump tăng cường lệnh trừng phạt
Khi lệnh hạn chế công nghệ từ Mỹ có thể gia tăng trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump, lượng mạch tích hợp Mỹ được nhập khẩu vào Trung Quốc đã tăng vọt.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc đầu tư 146 tỉ USD ở Tây Tạng, tăng cường an ninh biên giới