Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đang vận động những người đồng cấp châu Âu ủng hộ trong bối cảnh tranh chấp địa chính trị gia tăng với Mỹ, nhưng vấp phải những lo ngại về nhân quyền và an ninh về công nghệ 5G.

Trung Quốc gặp khó khi cố lôi kéo châu Âu để đối đầu Mỹ

Hoàng Vũ | 27/08/2020, 11:48

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đang vận động những người đồng cấp châu Âu ủng hộ trong bối cảnh tranh chấp địa chính trị gia tăng với Mỹ, nhưng vấp phải những lo ngại về nhân quyền và an ninh về công nghệ 5G.

Ông Vương Nghị hôm 25.8 bắt đầu chuyến công du kéo dài một tuần đến 5 nước châu Âu gồm Ý, Hà Lan, Na Uy, Pháp và Đức. Đây là chuyến đi cấp cao đầu tiên của người đứng đầu Bộ Ngoại giao Trung Quốc kể từ khi dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát ở nước này.

Trong chặng dừng chân đầu tiên tạiRome, Ngoại trưởng Trung Quốc nói với người đồng cấp ÝLuigiDiMaiorằng mối quan hệ của Bắc Kinh với Liên minh châu Âu (EU) đang diễn ra theo xu hướng tích cực. Nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc cũng cảnh báo mối quan hệ hai bên đang hứng chịu những hành động khiêu khíchvà cảsự phá hoại từ các thế lực “bên ngoài” nên hai bên phải tập trung vào lợi ích chung. Đồng thời, ông Vương cũng phản đối "Chiến tranh lạnh mới" và kêu gọi châu Âu đừng để bị lôi kéo vào cuộc chiến này.

"Một châu Âu thống nhất, ổn định và thịnh vượng là điều quan trọng đối với toàn thế giới.Trung Quốc không có ý định phát động bất kỳ cuộc Chiến tranh lạnh mới nào. Bắc Kinh kiên quyết phản đối bất kỳ nỗ lực nào nhằmthúc đẩymột cuộc Chiến tranh lạnh mới. Điều này chỉ là để phục vụ cho lợi ích của mộtbên",ông Vương nhấn mạnh nhưng tránh nêu tênWashingtonmột cách rõ ràng.

Ngoài ra, Ngoại trưởng Trung Quốc cũng hoan nghênh Ý đã thể hiện "sự hiểu biết và ủng hộ" đối với "lợi ích cốt lõi và các vấn đề chính" của Bắc Kinh. Ông Vương kêu gọiRomenên đẩymạnhhợp tác chặt chẽ với Bắc Kinh trong các dự án thuộc sáng kiến​​Vànhđai và Con đường, khi Ý đang cố gắng hồi sinh nền kinh tế bị tàn phá bởi đại dịch.

Tuy nhiên, cả ông Vương và Ngoại trưởng Ý DiMaiođều không đề cập đến mạng 5G hay các hành động của Ý liên quan đếnHuawei, gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc và sự phát triển của hệ thống mạng của Ý. Việc này nêu bật thách thức đang tồn tại của Bắc Kinh trong việc mở rộng hợp tác với các nước châu Âu trong khiWashingtonđang yêu cầu các đồng minh của mình không làm việc vớiHuaweivì lý do an ninh.

Trong phần còn lại của chuyến đi, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị được kỳ vọng sẽ tiếp tục đẩy mạnh lôi kéo sự ủng hộbằng cách thể hiện quyết tâm hợp tác kinh tế với các đối tác châu Âu. Ông Vương cũng có khả năng sẽ vận động chính phủ Hà Lan gia hạn giấy phép xuất khẩu để bán công nghệ sản xuấtchipquan trọng cho Trung Quốc.

Một nhóm các nhà lập pháp Hà Lan hôm 25.8 đã "mời" ông Vương với tư cách là một quan chức nước ngoài đến dự cuộc họp với ủy ban đối ngoại của cơ quan lập pháp để thảo luận về các vấn đề nhân quyềnở HồngKôngvà người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương nhưng ông Vương từ chối tham dự.

Chuyến thăm của ông Vương diễn ra trong bối cảnhTrung Quốc đang bị chỉ trích ở châu Âu xung quanh đại dịch COVID-19, chính sách đối vớiHồngKông, và thêm vào đó là việc nhiều nước lục địa già từ chối công nghệ 5G của Trung Quốc.

Chuyến đi của ông Vương cũng “nối gót”2 chuyến thăm châu Âu của Ngoại trưởng MỹMikePompeo, khi đó nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ đưa ra cảnh báo vớicác quan chức châu Âu rằng Trung Quốc là mối đe dọa lớn hơn cả Nga.

LucreziaPoggetti, một nhà phân tích tại Viện Nghiên cứu Trung QuốcMercator(MERICS), nhận định rằng chuyến đi của ông Vương là "một hành động kiểm soát thiệt hại", cụ thể "mục tiêu chính của Bắc Kinh là ngăn việc thành lập một mặt trận liên minh xuyên đại dương chống lại Trung Quốc, đặc biệt trong vấn đề công nghệ 5G".

“Ông Vương sẽ lo lắng khi đánh giá liệu Bắc Kinh còn có thể tin tưởng vàoRomehay không. Đặc biệt là khi căng thẳng Mỹ-Trung leo thang và EU đang nỗ lực theo đuổi một chính sách mạnh mẽ hơn với Trung Quốc", bàPoggetticho hay, đồng thời dự đoán Ngoại trưởng Trung Quốc có thể sẽ thất vọng.

NicolaCasarini, một thành viên cấp cao về châu Á tại tổ chức tư vấn ÝIstitutoAffariInternazionali, cho biếtchính phủ hiện tại của Ý - do lợi ích của đảng liên minh chính - không thể loạiHuaweikhỏi Ý. “Nhưng sau áp lực dữ dội từ chính quyềnTrumptrong những tuần gần đây, Ý đã bắt đầu áp dụng một cách tiếp cận tương tự như cách mà Pháp đưa ra cách đây vài tuần”,Nicolacho hay.

Cụ thể, các nhà chức trách Pháp đã thông báo với các công ty viễn thông có kế hoạch mua thiết bị 5G từ tập đoàn công nghệHuaweicủa Trung Quốc rằng họ sẽ không được cấp mới giấy phép sử dụng các thiết bị này khi chứng nhận hết hạn. Điều này có nghĩa là trong tương lai,Parissẽ loại bỏHuaweikhỏi các mạng di động của Pháp.

CuiHongjian, Giám đốc Khoa Nghiên cứu châu Âu tại Viện Nghiên cứu quốc tế Trung Quốc, cho biết không cần thiết phải đề cập công khai hợp tác 5G với các nước Châu Âu trong chuyến thăm này.

“Chúng ta nên tôn trọng quan điểm của Ý. Ít nhất thì họ đã không công khai chính trị hóa vấn đề 5G. Không cần thiết phải thảo luận công khai về hợp tác 5G trong chuyến thăm của Ngoại trưởng Vương Nghị. Tuy nhiên, Trung Quốc chắc chắn sẽ hoan nghênh các cuộc thảo luận về 5G, nếu các đối tác châu Âu muốn nêu chủ đề này”, ông Cui nói.

Hoàng Vũ (theo SCMP)
Bài liên quan
Phó chủ tịch Trung Quốc dự lễ nhậm chức của ông Trump
Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo cử Phó chủ tịch Hàn Chính sang dự lễ nhậm chức ngày 20.1 của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump, đánh dấu lần đầu tiên một nhân vật cấp lãnh đạo của nước này hiện diện tại sự kiện như vậy.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc gặp khó khi cố lôi kéo châu Âu để đối đầu Mỹ