Trung Quốc kêu gọi các nước châu Á láng giềng tăng cường sử dụng đồng nội tệ thay thế đồng USD trong trao đổi thương mại và đầu tư.

Trung Quốc kêu gọi láng giềng bỏ tiền Mỹ để dùng nội tệ trong trao đổi thương mại

A.T | 17/02/2022, 07:56

Trung Quốc kêu gọi các nước châu Á láng giềng tăng cường sử dụng đồng nội tệ thay thế đồng USD trong trao đổi thương mại và đầu tư.

Ngày 16.2, tại phiên họp trù bị Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc ngân hàng trung ương Nhóm các nước phát triển và mới nổi (G20), Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) Dịch Cương (Yi Gang) đưa ra tuyên bố Trung Quốc sẽ hợp tác với các nước châu Á láng giềng để tăng cường sử dụng đồng nội tệ thay thế đồng USD trong trao đổi thương mại và đầu tư, đồng thời coi đây như là một phần trong kế hoạch củng cố sức đề kháng kinh tế của khu vực.

Ông Cương phát biểu: “Những bước tiến gần đây tại các nước mới nổi ở châu Á trong sử dụng đồng nội tệ cho hoạt động thương mại và đầu tư đã giúp củng cố lưới an toàn tài chính khu vực trước các cú sốc bên ngoài. Các thị trường đang nổi cần cải tăng cường khả năng chống chọi, đề kháng”.

Theo thống đốc PBoC, tổng giá trị các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ giữa các nước ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản được triển khai trên thực tế đã vượt mức 380 tỉ USD. Tháng trước, PBoC đã mở rộng nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ với Ngân hàng Trung ương Indonesia theo thỏa thuận 3 năm, nhằm tăng cường hợp tác tài chính và thúc đẩy đầu tư giữa hai bên.

Từ thực tế đó, ông Cương nhận định: “Các ngân hàng Trung ương từ các nền kinh tế phát triển cần tiếp tục đẩy mạnh thông tin thị trường”.

Theo Marc Chandler, Giám đốc điều hành của công ty giao dịch tài chính có trụ sở tại Ohio Bannockburn Global Forex, tính đến tháng 12.2021, mức tăng của đồng NDT trong năm 2021 là "tốt nhất trên thế giới".

Các chuyên gia cho rằng sự tăng giá mạnh mẽ của đồng tiền này có thể tiếp tục diễn ra vào năm 2022, ngay cả khi kinh tế Trung Quốc phải vật lộn với các vấn đề như lạm phát, bất động sản giảm tốc và một cuộc chấn chỉnh về quy định đang diễn ra nhắm vào khu vực tư nhân của nước này.

Với việc đồng NDT mạnh lên, các ngân hàng trung ương sẽ tăng cường dự trữ đồng tiền này, từ đó thúc đẩy việc sử dụng trên toàn cầu. Ngoài ra, đồng nội tệ mạnh cũng giúp hàng nhập khẩu trở nên rẻ hơn và kiềm chế lạm phát tăng cao.

Tuy nhiên, có một nhược điểm khá lớn nếu tiền tệ tăng giá quá nhanh đó là một đồng tiền đắt hơn sẽ khiến các mặt hàng xuất khẩu trở nên kém cạnh tranh hơn ở nước ngoài. Đối với một quốc gia phụ thuộc vào xuất khẩu như Trung Quốc thì điều này có thể đe dọa sự phục hồi vốn đã rất mong manh của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 3: Nỗ lực giải cơn 'khát' cho từng nhà
6 giờ trước Bảo vệ môi trường
Tình trạng thiếu nước sinh hoạt đang diễn ra gay gắt tại nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL. Để giúp người dân có nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt, ăn uống, bằng nhiều cách, lãnh đạo các địa phương đã rất nỗ lực đưa nước sạch đến tận nơi.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc kêu gọi láng giềng bỏ tiền Mỹ để dùng nội tệ trong trao đổi thương mại