Liên quan đến vấn đề ngoại giao vắc xin của Trung Quốc, hiện nay đang có lo ngại về hiệu quả của vắc xin nội địa Trung Quốc.

Trung Quốc khó thành công trong ngoại giao vắc xin do bị nghi ngờ chất lượng

Đoàn Thanh | 13/04/2021, 07:33

Liên quan đến vấn đề ngoại giao vắc xin của Trung Quốc, hiện nay đang có lo ngại về hiệu quả của vắc xin nội địa Trung Quốc.

trung-quoc-dang-thuc-day-ngoai-giao-vac-xin.jpg
Trung Quốc đang thúc đẩy ngoại giao vắc xin

Dư luận quốc tế hiện vẫn chú ý đến cuộc họp Ngoại trưởng của Trung Quốc cùng bốn nước ASEAN và Hàn Quốc được tổ chức tại Phúc Kiến Trung Quốc từ ngày 31.3 – 2.4 , lý do quan trọng là vì chính sách ngoại giao vắc xin của Trung Quốc đã bắt đầu được thúc đẩy: thứ nhất là thúc đẩy cơ chế quốc tế công nhận nhau về mã sức khỏe vắc xin của Trung Quốc, nghĩa là công nhận lẫn nhau về thực hiện xét nghiệm axit nucleic và tiêm chủng vắc xin COVID-19, để tạo điều kiện trong hoạt động lưu thông trao đổi; thứ hai là “hành động vắc xin mùa xuân”, tức là tích cực hỗ trợ Hoa kiều tiêm vắc xin nội địa Trung Quốc, thành lập các điểm tiêm vắc xin Trung Quốc ở các nước có điều kiện nhằm phục vụ cho Hoa kiều các nước liên quan có nhu cầu.

Nhưng câu hỏi đặt ra là: (1) Một số loại vắc xin hiện đang được Trung Quốc thúc đẩy đã được Liên Hiệp Quốc (LHQ) thừa nhận và khuyên dùng? (2) Việc Trung Quốc thúc đẩy và tiêm vắc xin nội địa Trung Quốc ở nước ngoài có được hưởng ứng của nước đó không? Hai vấn đề này quyết định xác suất và phạm vi thành công trong chính sách ngoại giao vắc xin của Trung Quốc.

Điều kiện tiên quyết để Trung Quốc thúc đẩy vắc xin là vô vọng

COVID-19 là bệnh dịch mới, cho nên vắc xin chống dịch này trên toàn thế giới cũng đều là sản phẩm mới được nghiên cứu phát triển, để biết hiệu quả và tác dụng phụ của vắc xin như thế nào thì cần phải trải qua thời gian kiểm nghiệm, như vậy các nước dựa vào đâu để chọn một loại vắc xin dùng cho người dân? Ở đây vai trò của hệ thống thế giới được thể hiện, và đây là LHQ. Theo thông lệ quốc tế, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) của LHQ có chức năng chứng nhận vắc xin được sản xuất bởi các quốc gia khác nhau thông qua ủy ban chuyên gia độc lập của WHO, sau khi một loại vắc xin được thông qua mới được đưa vào danh sách khuyến nghị sử dụng của LHQ và chính phủ các nước qua đó lấy cơ sở lựa chọn mua dùng. Và đây thực sự đã trở thành con đường khả tín trong thực tiễn chống dịch trên thế giới hiện nay. Do đó, điều kiện tiên quyết để mã sức khỏe vắc xin của Trung Quốc được công nhận rộng rãi trên quốc tế là sản phẩm vắc xin của Trung Quốc được WHO và LHQ công nhận.

Nhưng trong các loại vắc xin Trung Quốc đang dùng hiện nay chưa có loại nào được WHO tiến cử với LHQ là loại cần thúc đẩy trong công tác chống dịch COVID-19. Do đó danh mục vắc xin hiện nay LHQ khuyến khích các nước trên thế giới sử dụng không có vắc xin Trung Quốc, nhưng hai hành động nêu trên của Trung Quốc lại là dùng biện pháp ngoại giao thúc đẩy các nước công nhận vắc xin Trung Quốc, như vậy khiến tình hình rất phức tạp!

Hàn Quốc, nước tham gia cuộc họp Ngoại trưởng ở Phúc Kiến, đã có phản ứng sơ bộ về các hành động ngoại giao nêu trên của Trung Quốc: ngày 4.4 người phát ngôn Bộ Sức khỏe và Phúc lợi Hàn Quốc là Son Young-rai có trả lời về vấn đề trao đổi vắc xin giữa Trung Quốc và Hàn Quốc, đại ý rằng mọi thứ vẫn còn bỏ ngỏ về vấn đề công nhận lẫn nhau mã y tế vắc xin giữa hai nước, phía Hàn Quốc chưa thể khẳng định người tiêm vắc xin nội địa Trung Quốc như Sinovac có thể nhập cảnh hay không, hiện vẫn đang trong thảo luận để xác định.  

Nguồn tin từ giới chức có vai trò quan trọng trong ngoại giao ASEAN cũng cho biết: vắc xin của Trung Quốc chưa trở thành vắc xin được chính quyền nhiều nước ASEAN khuyên dùng cho người dân, do chưa có thừa nhận từ LHQ và WHO. Ví dụ hai loại vắc xin hiện đang được Singapore tiêm cho người dân không phải vắc xin của Trung Quốc. Lý do rất dễ hiểu: trong bối cảnh không được LHQ và WHO khuyến khích, một chính phủ nước nào thúc đẩy tiêm vắc xin Trung Quốc cho người dân thì áp lực phải chịu cũng lớn hơn nhiều nếu có vấn đề xảy ra sau khi tiêm.

Còn đối với “chương trình vắc xin mùa xuân” để tiêm vắc xin nội địa Trung Quốc cho Hoa kiều nước ngoài thì tình hình còn phức tạp hơn, vì không chỉ liên quan vấn đề thừa nhận quốc tế dành cho vắc xin nội địa Trung Quốc, còn liên quan những vấn đề pháp lý trong hoạt động y tế xuyên quốc gia; hơn nữa vấn đề cũng có thể gây ra những hậu quả chính trị tiêu cực.

Có chuyên gia đã làm việc lâu năm tại WHO cho biết không có loại vắc xin nội địa Trung Quốc nào được WHO cho phép sử dụng khẩn cấp, việc thúc đẩy thừa nhận lẫn nhau sẽ bị một số nước phát triển chống lại khiến vắc xin Trung Quốc càng mất thể diện, và có thể dẫn đến xu thế tiêu cực về vắc xin Trung Quốc ở nước ngoài; hoạt động tiêm chủng tại nước ngoài cho Hoa kiều có thể vi phạm pháp luật của nước sở tại: một là vấn đề nước ngoài có công nhận vắc xin nội địa Trung Quốc hay không, hai là vấn đề thừa nhận tính hợp pháp của nước sở tại đối với nhân viên y tế Trung Quốc ra nước ngoài hoạt động.

“Chương trình vắc xin mùa xuân” có khả thi hay không?

Lấy ví dụ Hàn Quốc, theo Nhật báo Trung ương (JoongAng Ilbo) của Hàn Quốc, giới y tế Hàn Quốc cho rằng hoạt động “vắc xin mùa xuân” của Trung Quốc có thể là vô nghĩa ở Hàn Quốc. Bởi vì chính phủ Hàn Quốc thực hiện tiêu chuẩn tiêm chủng vắc xin tương tự công dân Hàn Quốc cho người nước ngoài đã ở Hàn Quốc hơn 3 tháng. Nói cách khác, Trung Quốc không cần phải thành lập trung tâm tiêm chủng ở Hàn Quốc để tiêm vắc xin nội địa Trung Quốc cho công dân của họ cư trú tại Hàn Quốc.

Tình hình ở một số nước khác cũng tương tự, đặc biệt là ở các nước phát triển ở châu Âu và Mỹ. Trái lại từ năm ngoài khi Trung Quốc bắt đầu thúc đẩy tiêm chủng vắc xin ở Trung Quốc thì không tiêm vắc xin Trung Quốc cho nhân viên của các doanh nghiệp nước ngoài tại Trung Quốc.

Tình hình còn không vui hơn cho Trung Quốc khi ngày 6.4 người phát ngôn của WHO cho biết: Do không chắc chắn liệu việc tiêm vắc xin COVID-19 có ngăn chặn được vi rút lây lan không và còn các vấn đề công bằng, cho nên hiện nay WHO không ủng hộ việc sử dụng hộ chiếu vắc xin trong xuất nhập cảnh.

Người phát ngôn của WHO cũng cho biết đối với vắc xin nội địa Trung Quốc: Do cần thêm dữ liệu, WHO hy vọng trước cuối tháng 4 có thể xem xét vắc xin COVID-19 nội địa Trung Quốc của Sinopharm và Sinovac vào sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.

Như vậy thực tế trong phát biểu của người phát ngôn WHO cho thấy WHO không ủng hộ cách làm hộ chiếu vắc xin của Trung Quốc, và vắc xin Trung Quốc nằm trong số những vắc xin không chắc chắn để có thể ngăn chặn vi rút lây lan.

Có thể hiểu: dù thời gian Trung Quốc đưa vào dùng đối với vắc xin Sinopharm và Sinovac đã không ngắn, nhưng cho đến nay số liệu vẫn chưa đầy đủ và chưa qua đánh giá của WHO. Tuyên bố của WHO cho thấy việc phủ nhận chính sách ngoại giao vắc xin của Trung Quốc với cơ chế quốc tế công nhận lẫn nhau về mã sức khỏe vắc xin và “hành động vắc xin mùa xuân”, đồng thời muốn chính sách ngoại giao vắc xin mà Trung Quốc đang tích cực triển khai quay trở lại với hệ thống của LHQ và WHO.

Những động thái trên của WHO đã khiến cho hoạt động ngoại giao vắc xin của Trung Quốc trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Khó có cơ hội cho Trung Quốc triển khai vắc xin ở nước khác

Cốt lõi của những trở ngại trong ngoại giao vắc xin của Trung Quốc là đa số quốc gia mà Trung Quốc thúc đẩy chính sách ngoại giao vắc xin đều sử dụng vắc xin được WHO của LHQ chứng nhận làm tiêu chí lựa chọn, do đó vấn đề mấu chốt là lập trường của quốc gia sử dụng vắc xin, miễn là quốc gia sử dụng vắc xin công nhận vắc xin nội địa Trung Quốc thì dĩ nhiên Trung Quốc có thể đạt được mục tiêu.

Nhưng điều quan trọng là:

Thứ nhất, với nước sử dụng vắc xin thì việc tuân thủ theo khuyến cáo của LHQ và WHO giúp chính phủ họ giảm bớt đáng kể áp lực chịu trách nhiệm chính trị, vì xét cho cùng tất cả vắc xin chống COVID-19 hiện đang được sử dụng trên thế giới đều là sản phẩm mới nên tác dụng phụ và hiệu quả như thế nào đều cần thực tiễn kiểm nghiệm qua thời gian nhất định, nhưng ngay cả khi việc tiêm vắc xin gây hậu quả bất lợi nào đó thì vẫn có được “bình phong” khuyến khích sử dụng từ LHQ và WHO;

Thứ hai, dịch bệnh toàn cầu hiện nay được thực hiện theo hệ thống quốc tế của LHQ, loại vắc xin không nằm trong danh sách khuyến khích của họ thì không có nhiều khả năng được triển khai rộng rãi. Điều quan trọng nhất là người dân nước sử dụng vắc xin có quyền lựa chọn, nhìn chung chuyện cho rằng họ từ bỏ vắc xin do LHQ và WHO khuyến khích mà tự chọn dùng vắc xin nội địa Trung Quốc là không phù hợp với tâm lý thông thường của các Chính phủ cũng như của công chúng.

Theo bối cảnh khách quan nêu trên, một số nước có nhu cầu thực tế nhưng không đủ khả năng và tài chính để có được vắc xin do LHQ và WHO khuyến cáo sẽ sử dụng vắc xin sản xuất tại Trung Quốc, chủ yếu ở một số nước như châu Phi, Nam Mỹ, và Trung Quốc có thể thúc đẩy ở những nước đó cơ chế quốc tế công nhận lẫn nhau về mã sức khỏe vắc xin và việc thực hiện “chương trình vắc xin mùa xuân”, dĩ nhiên phạm vi thực hiện là khá hạn chế.

Vấn đề quan trọng nữa khiến Trung Quốc không dễ thành công là hiện tại kế hoạch triển khai vắc xin COVID-19 của WHO tập trung vào việc cung cấp vắc xin miễn phí và chi phí thấp cho các nước kém phát triển; các nước như Mỹ vì trung hòa hóa tầm ảnh hưởng của ngoại giao vắc xin Trung Quốc nên đang đầu tư cho hoạt động sản xuất vắc xin tại các nước có năng lực sản xuất dược phẩm mạnh như Ấn Độ, nhằm cung cấp cho các nước kém phát triển sử dụng với giá rẻ hoặc tặng cho.

Đoàn Thanh (lược dịch)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tháo gỡ các rào cản về thể chế để phát triển khoa học công nghệ
5 giờ trước Sự kiện
Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ đạo việc triển khai các nhiệm vụ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số cần có trọng tâm, nhất là chú trọng tháo gỡ các rào cản về thể chế để phát triển khoa học công nghệ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc khó thành công trong ngoại giao vắc xin do bị nghi ngờ chất lượng