Các nghiên cứu mới nhất đều chỉ ra rằng, Trung Quốc chính là nguyên nhân khiến cả khu vực châu Á phải tăng chi cho quân sự trong năm 2015.

Trung Quốc là nguyên nhân khiến cả châu Á phải tăng chi quân sự

Cẩm Bình | 06/04/2016, 14:47

Các nghiên cứu mới nhất đều chỉ ra rằng, Trung Quốc chính là nguyên nhân khiến cả khu vực châu Á phải tăng chi cho quân sự trong năm 2015.

Theo báo cáo mới nhất của Viện nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), việc gia tăng các xung đột trên toàn thế giới đã khiến tổng chi tiêu quân sự tăng thêm 1% trong năm 2015.

Cụ thể, tính trong cả năm 2015, tổng chi tiêu quân sự toàn cầu đạt 1,67 nghìn tỉUSD, tăng 1% so với năm 2014.Những khu vực tăng chi tiêu quân sự gồmĐông Âu, châu Á và Trung Quốc, trong khi chi tiêu quân sự của các nước Tây Âu và Mỹ lại sụt giảm, theo báo cáo của SIPRI.

Mặc dù chi tiêu quân sự trong năm 2015 chỉ là 596 tỉUSD, giảm 2,4% so với năm 2014, nhưng Mỹ vẫn là quốc gia có chi tiêu quân sự đứng đầu thế giới, bỏ xa nước đứng thứ hai là Trung Quốc với 215 tỷ USD.

SIPRI cũng cho biếttại Châu Á, các nước có mức chi tiêu quân sự tăng là Indonesia, Philippines, Việt Nam và Nhật Bản. Tổng chi tiêu quân sự của khu vực châu Á và châu Đại Dương đã tăng 5,4% so với năm 2014.

Theo SIPRI, Trung Quốc với các hoạt động bồi đắp và xây dựng trái phép tại Biển Đông là nguyên nhân chính khiến các nước trong khu vực phải chi tiêu nhiều hơn trong lĩnh vực quân sự.

Đặc biệt, sau nhiều năm có chi tiêu quân sự liên tục giảm, đây là lần đầu tiên Nhật Bản có mức tăng chi tiêu.Cụ thể, với mức chi 40,9 tỉUSD so với năm 2014, Nhật Bản đã chiếm vị trí thứ 8 vàtrở thành một trong 10 nước có chi tiêu quân sự nhiều nhất thế giới.

Theo nhà nghiên cứu Sam Perlo-Freeman thuộc SIPRI, trong năm 2016, Trung Quốc sẽ có xu hướng tiếp tục dựa vào mức tăng trưởng kinh tế để tăng chi tiêu quân sự cho phù hợp.

“Theo Tổ chức Tiền tệ thế giới thì tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm sẽ là 6,3%, như vậy chi tiêu quân sự của nước này sẽ tiếp tục được giữ ở mức 1,9% của GDP như 10 và 15 năm trước”, ông Sam Perlo-Freeman cho biết.

Trong Sách trắng Quốc phòng 2015, Trung Quốc đã vẽ ra một bức tranh ảm đạm về tình hình an ninh toàn cầu cũng như an ninh khu vực, với sự đe dọa đến từ các nước khác mà đặc biệt là Mỹ và Nhật Bản. Hơn nữa,nước này cũng đã thể hiện tham vọng tăng cường vai trò của Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Hoa, đặc biệt là lực lượng hải quân.

Theo sau Trung Quốc là Ả Rập Saudi, nước vừa chiếm vị trí thứ ba của Nga với chi tiêu quân sự năm 2015 đạt 87,2 tỉUSD, Nga đứng thứ tư với 66,4 tỉUSD, tiếp theo là Anh, Ấn Độ và Pháp.

Trái ngược với xu hướng gia tăng chi tiêu quân sự ở Đông Âu, châu Á và Trung Đông, chi tiêu quân sự của các quốc gia trong khu vực Tây Âu lại có xu hướng giảm.

Lý giải cho việc chi tiêu quân sự năm 2015 tăng sau 4 năm giảm liên tiếp, ông Sam Perlo-Freemancho biết“nguyên nhân là do các hoạt động chính trị của Nga, Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS và NATO”.

Cẩm Bình (theo Japan Times)

Bài liên quan
Người Trung Quốc bán hàng xuyên biên giới đối mặt tương lai u ám nếu TikTok bị cấm ở Mỹ
Điều hành một số cửa hàng sinh lời trên TikTok cho công ty thương mại điện tử Uebezz, Luo Ziyan từng khiến các nhà buôn khác ở Nghĩa Ô, trung tâm xuất khẩu phía nam Thượng Hải (Trung Quốc) phải ghen tị.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyên gia nói gì về dự thảo nghị định điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu?
Chuyên gia đồng tình việc ghi nhận sản lượng điện giá 0 đồng khi chưa tính toán được toàn bộ lợi ích-chi phí và những hệ lụy của việc các hộ điện mặt trời tự sản, tự tiêu bán điện vào lưới điện quốc gia. Tuy nhiên, cần tính toán cụ thể về lợi và hại của lượng điện này.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc là nguyên nhân khiến cả châu Á phải tăng chi quân sự