Ông Mathieu Duchâtel - giám đốc chương trình nghiên cứu châu Á thuộc Học viện Montaigne (Pháp) - cho rằng Trung Quốc đủ sức ảnh hưởng và có vai trò thuyết phục CHDCND Triều Tiên hạ thấp yêu cầu nới lỏng trừng phạt khi đàm phán phi hạt nhân hóa.

Trung Quốc nên thuyết phục Triều Tiên hạ thấp yêu cầu nới lỏng trừng phạt

11/03/2019, 17:17

Ông Mathieu Duchâtel - giám đốc chương trình nghiên cứu châu Á thuộc Học viện Montaigne (Pháp) - cho rằng Trung Quốc đủ sức ảnh hưởng và có vai trò thuyết phục CHDCND Triều Tiên hạ thấp yêu cầu nới lỏng trừng phạt khi đàm phán phi hạt nhân hóa.

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều vừa diễn ra tại Hà Nội - Ảnh: AP

Cường quốc châu Á tất nhiên không chịu trách nhiệm về diễn biến của hội nghị thượng đỉnh vừa diễn ra cuối tháng 2, nhưng hai lần Chủ tịch Tập Cận Bình thay đổi mạnh mẽ chính sách lần lượt trong năm 2016 và 2018 có tác động đáng kể đến việc Bình Nhưỡng công khai đưa ra đề nghị ban đầu tại Hà Nội.

Năm 2016, Trung Quốc ngừng ngăn chặn mở rộng trừng phạt, mở đường cho một loạt biện pháp gây thiệt hại cho hoạt động thương mại của Triều Tiên ra đời. Chuyên gia Duchâtel đánh giá đây là bước ngoặt hình thành môi trường thuận lợi cho khôi phục ngoại giao.

Bước ngoặt tiếp theo xuất hiện vào tháng 3.2018, nhà lãnh đạo Triều Tiên bất ngờ sang thăm Bắc Kinh. Sau vài đợt hội kiến giữa hai ông Tập và Kim Jong-un thì cường quốc châu Á bắt đầu ủng hộ mạnh mẽ ý tưởng nhượng bộ có đi có lại.

Yếu tố Trung Quốc

Hội nghị thượng đỉnh Hà Nội đánh dấu lần đầu tiên Triều Tiên đề nghị nới lỏng trừng phạt một cách cụ thể. Ngoại trưởng Ri Yong-ho nói rõ phía ông yêu cầu bỏ 5 lệnh cấm vận Liên Hợp Quốc thông qua sau năm 2016.

Hệ thống trừng phạt đa phương tính đến năm 2016 bao gồm cấm vận với đối tượng là chương trình vũ khí Triều Tiên, cấm đi lại, đóng băng tài sản, hạn chế nhập xa xỉ phẩm. Hoạt động kinh tế chưa bị nhắm đến.

Trung Quốc tại tất cả những cuộc họp Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc lúc đó luôn cố giữ trừng phạt ở mức nhẹ. Họ lập luận rằng trừng phạt quá nhiều sẽ phản tác dụng.

Nhưng hành động bảo vệ này chấm dứt khi Bình Nhưỡng thử hạt nhân lần thứ 4 (lần đầu tiên dưới thời nhà lãnh đạo Kim). Hội đồng Bảo an vào tháng 3.2016 phê chuẩn nghị quyết 2270 cấm cung cấp nhiên liệu máy bay.

Trừng phạt dần dần mở rộng. Nay nhiều nguồn thu chính của quốc gia Đông Bắc Á như xuất khẩu than đá cùng các loại khoáng sản, xuất khẩu nông sản, xuất khẩu lao động đều chịu cấm vận. Những gì còn lại cho họ là du lịch cùng một số ngành như y học cổ truyền.

Chuyên gia Duchâtel nhận định Triều Tiên về cơ bản muốn quay về thời kỳ trước 2016 lúc hoạt động thương mại với bên ngoài đem lại nguồn thu phục vụ cho chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo.

Vậy điều gì khiến họ tin rằng chỉ cần giải quyết một cơ sở Yongbyon thì sẽ nhận được “phần thưởng” lớn nêu trên? Theo chuyên gia Duchâtel thì chính là thái độ khuyến khích lẫn ủng hộ từ Bắc Kinh.

Trước năm 2016, Trung Quốc luôn cố kiềm chế trừng phạt nhắm vào Triều Tiên trong tất cả những cuộc họp Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc - Ảnh: Politico

Ngày nay, Trung Quốc đóng vai trò trung tâm trong định hình các ý tưởng chi phối thảo luận giải trừ hạt nhân.

Chỉ duy nhất cường quốc châu Á tin tưởng động thái “đình chỉ kép” - Triều Tiên ngừng thử hạt nhân với tên lửa hạt nhân, Mỹ - Hàn không tập trận chung - đem lại thành công mặc dù ý tưởng này bắt nguồn từ Bình Nhưỡng và được Nga ủng hộ.

Trung Quốc hết lòng ủng hộ cách thức “có qua có lại” trong phi hạt nhân hóa, kêu gọi Mỹ - Triều thỏa hiệp, đồng thời cũng mạnh mẽ yêu cầu miễn trừ viện trợ nhân đạo cho quốc gia láng giềng.

Quan trọng hơn hết, Bắc Kinh là thế lực âm thầm thúc đẩy ý tưởng để cho Triều Tiên dần dần mở cửa kinh tế mới có thể giải trừ hạt nhân hoàn toàn. Cường quốc châu Á lập luận cần dành thời gian cho Bình Nhưỡng thay đổi tính toán chiến lược cũng như nhận thức về mối đe dọa.

Chính quyền Washington đã nhượng bộ không ít, chẳng hạn như chấp nhận tổ chức hội nghị thượng đỉnh mà không đòi điều kiện tiên quyết hay chấp nhận biện pháp “có qua có lại”. Do đó, quốc gia Đông Bắc Á nên bày tỏ thiện chí bằng một đề nghị thực tế hơn, và Trung Quốc cần thuyết phục nước láng giềng làm vậy.

Cẩm Bình (theo SCMP)

Bài liên quan
Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông vi phạm chủ quyền của Việt Nam
Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc không chỉ vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa mà còn vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
4 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc nên thuyết phục Triều Tiên hạ thấp yêu cầu nới lỏng trừng phạt