Tân Hoa Xã - Cơ quan ngôn luận chính thức của chính phủ Trung Quốc cho biết Chính phủ nước này đã tiến hành xử phạt sáu công ty sản xuất sữa công thức cho trẻ em vào ngày 7.8.2013. 

Trung Quốc phạt nặng 6 công ty ngoại bán sữa giá cao

Một Thế Giới | 03/10/2013, 11:48

 Tân Hoa Xã - Cơ quan ngôn luận chính thức của chính phủ Trung Quốc cho biết Chính phủ nước này đã tiến hành xử phạt sáu công ty sản xuất sữa công thức cho trẻ em vào ngày 7.8.2013. 

           

Nguyên nhân là các công ty này đã tham gia hành vi hạn chế cạnh tranh và ấn định giá với tổng giá trị phạt lên đến 668,7 triệu nhân dân tệ (tương đương 109 USD). Đây được coi là án phạt lớn nhất mà chính phủ Trung Quốc đưa ra đối với hành vi vi phạm Luật chống Độc quyền.

Theo Ủy ban Cải cách và Phát triển quốc gia (NDRC) – cơ quan điều tra các vụ việc hạn chế cạnh tranh tại Trung Quốc, 5 trong số 6 công ty bị xử phạt đều là công ty nước ngoài, bao gồm Abbott (Mỹ), Dumex (Pháp), Fonterra (New Zealand), Mead Johnson (Mỹ) và Royal Friesland Campina (Hà Lan). Trong đó, sản phẩm sữa của Fonterra mới đây bị nghi ngờ nhiễm khuẩn nên toàn bộ sản phẩm sữa của công ty này đã bị cấm nhập khẩu vào Trung Quốc, đồng thời thu hồi các sản phẩm bị nghi ngờ nhiễm độc.
Nhờ tích cực hợp tác với cơ quan điều tra và nhanh chóng tiến hành các biện pháp khắc phục, bốn công ty Dumex, Abbott, Friesland Campina và Fonterra nhận được mức án phạt thấp với 3% doanh thu của năm ngoái. Công ty Biostime và Mead Johnson chịu mức án phạt cao nhất, lần lượt 6% và 4% của doanh thu năm ngoái, do bất hợp tác với cơ quan điều tra và chậm chễ trong việc thực hiện các biện pháp khắc phục.
Các công ty này đã sửa đổi hợp đồng phân phối, bán hàng, chính sách kinh doanh theo hướng tuân thủ luật; tạo điều kiện cho nhân viên tham gia các khóa học về luật cạnh tranh, khắc phục hậu quả của các hành vi vi phạm trước đây.
NDRC cũng đã công khai các thông tin liên quan đến chứng cứ thu thập được trong quá trình điều tra.
Cụ thể, các công ty vi phạm đã áp dụng rất nhiều biện pháp để bảo đảm cho các nhà phân phối có khả năng tăng giá bao gồm ký biên bản hợp đồng, áp dụng các hình thức phạt trực tiếp và gián tiếp và hạn chế nguồn cung thực phẩm đầu vào. Theo chuyên gia nghiên cứu thị trường sữa Trung Quốc, giá sản phẩm sữa đã tăng ít nhất 30% kể từ năm 2008, ngay sau khi vụ việc liên quan đến sữa nhiễm độc của Trung Quốc bị phát giác khiến cho người tiêu dùng đồng loạt chuyển sang sử dụng sữa ngoại nhập.
Năm 2013 đánh dấu 5 năm Luật chống độc quyền của Trung Quốc được ban hành và thực thi, chính vì vậy Chính phủ nước này đã nỗ lực tiến hành rất nhiều hoạt động liên quan đến phát hiện và điều tra hành vi phản cạnh tranh. Một số lệnh phạt mới đây nhất được ban hành chỉ sau 5 tháng điều tra cho thấy NDRC đang hoạt động ngày càng hiệu quả.

Nguồn: Cục Quản lý Cạnh tranh 

           
Bài liên quan
Bộ Tư pháp Mỹ: Google phải bán Chrome để khôi phục sự cạnh tranh trong tìm kiếm trực tuyến
Google phải bán trình duyệt Chrome, chia sẻ dữ liệu và kết quả tìm kiếm với các đối thủ cạnh tranh và thực hiện các biện pháp khác, gồm cả việc có thể bán Android, để chấm dứt tình trạng độc quyền của mình trong tìm kiếm trực tuyến, các công tố viên trình bày với một thẩm phán hôm 20.11.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc phạt nặng 6 công ty ngoại bán sữa giá cao