Tân Hoa Xã ngày 28.6 đưa tin Trung Quốc khoe tàu chiến ‘made in China’ đầu tiên, là khu trục hạm 10.000 tấn Type-055. Đây là một nỗ lực mới của nước này để cạnh tranh thế lực hải quân với Ấn Độ và Nhật Bản.

Trung Quốc ra mắt tàu chiến tự sản xuất đầu tiên

Trần Trí | 28/06/2017, 18:55

Tân Hoa Xã ngày 28.6 đưa tin Trung Quốc khoe tàu chiến ‘made in China’ đầu tiên, là khu trục hạm 10.000 tấn Type-055. Đây là một nỗ lực mới của nước này để cạnh tranh thế lực hải quân với Ấn Độ và Nhật Bản.

Chiếc khu trục hạm đầu tiên do Trung Quốc tự đóng đã vào vùng nước của Xí nghiệp đóng tàu Jiangnan (Thượng Hải) sáng 28.6.

Chiếc Type-055 được trang bị hệ thống chống ngầm, chống hạm, phòng không mới vàchống được tên lửa. Hãng tin AP cho rằng Trung Quốc muốn có 4 chiếc này.

Type-055lớn hơn nhiều so với khu trục hạm hiện đại khác của hải quân Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLAN) là chiếc Type 052D mang tên lửa điều khiển. Theo kế hoạch, các cuộc thử nghiệm sẽ được tiến hành với tàu này, gồm hoạt động của phương tiện, thả neo và di chuyển.

Tàu khu trục lớnnhấtcủa Trung Quốc được cho là cột mốc chương trình cải thiện hệ thống vũ khí PLAN, xây dựng một lực lượng hải quân mạnh và hiện đại. Chuyên gia quân sự Song Zhongping nói với Hoàn cầu thời báo (phụ san của Nhân dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc): “Type-055 sẽ tăng khả năng chiến đấu ngoài khơi xa của PLAN, có cả khả năng tấn công trên bộ”.

Sự phát triển này vào lúc đang có cuộc cạnh tranh thế lực hải quân giữa Trung Quốc với Ấn Độ và Nhật Bản. Theo hãng tin India Express của Ấn Độ, chiếc Type-055 bổ sung cùng 2 tàu sân bay để Trung Quốc quyết tâm thực hiện tham vọng trở thành một thế lực hải quân tầm cỡ thế giới, tranh giành ưu thế hải quân với Mỹ và Ấn Độ, nhất là ở khu vực Ấn Độ Dương.

PLAN đang ráng lập các đơn vị chiến đấu có thể hộ tống tàu sân bay khi hoạt động xa khỏi bờ biển Trung Quốc.

Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, chiếc Liêu Ninh đã cùng đội tàu chiến PLAN như hai khu trục hạm Tế Nam và Ngân Xuyên, cùng tàu hộ vệ trang bị tên lửa Yên Đài cùng nhiều trực thăng và chiến đấu cơ J-15 tiến hành “nhiệm vụ huấn luyện định kỳ”.

Nhân dịp này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng thăm Hồng Kông từ ngày 29.6 đến 1.7. Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết chiến dịch huấn luyện nhằm tăng cường khả năng điều phối giữa các tàu chiến, cải thiện kỹ năng của thủy thủ và phi công ở những vùng biển khác nhau.

Trước đây, Trung Quốc lệ thuộc nặng vào công nghệ quân sự nước ngoài. Đây là chiến dịch huấn luyện đầu tiên của tàu sân bay Liêu Ninh vốn do Ukraine đóng thời Liên Xô, bán cho Trung Quốc năm 1998 với giá 25 triệu USD. Sau đó Bắc Kinh sửa chữa, tân trang và đưa vào biên chế PLAN từ năm 2012.

Đầu tháng 4.2017, PLAN cũng giới thiệu tàu sân bay tự đóng Type-001A, dự kiến đi vào hoạt động từ năm 2019. Nó được đóng từ năm 2013 và Trung Quốc dự tính đóng vài tàu sân bay nữa trong 5 năm tới.

Giới truyền thông nhà nước nói PLAN đã đóng 18 tàu chiến trong năm 2016, gồm các khu trục hạm, hộ tống hạm mang tên lừa điều khiển. Các công ty Trung Quốc cũng phát triển hệ thống radio-radar cho các tàu chiến, cùng nhiều kiểu vũ khí và phương tiện chuyên dùng cho máy bay.

Trung Quốc cũng đã quyết tăng 7% chi quân sự. Tuyên bố này cho thấy ngân sách quốc phòng Trung Quốc vẫn nhỏ hơn so với Mỹ. Tuy nhiên, các nhà quan sát người Trung Quốc nói số liệu thực có thể lớn hơn. Tổng chi quốc phòng của nước này sẽ chiếm khoảng 1,3% GDP năm 2017.

Trung Trực (theo International Business Times)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Bắt cựu Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Lê Viết Chữ
4 giờ trước Sự kiện
Ông Lê Viết Chữ, cựu Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi, bị Cơ quan điều tra Bộ Công an khởi tố bị can, bắt tạm giam để điều tra sai phạm liên quan vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc ra mắt tàu chiến tự sản xuất đầu tiên