Ngoại trưởng Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman al-Thani và Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson vừa có cuộc gặp gỡ vào rạng sáng hôm nay (giờ Việt Nam). Kết quả cuộc gặp gỡ này chưa tạo ra thúc đẩy đột phá nào khi Doha không lùi bước trước đòi hỏi của khối Ả Rập.

Qatar dành cái bắt tay cứng rắn khi đối thoại với Mỹ

Anh Tú | 28/06/2017, 06:13

Ngoại trưởng Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman al-Thani và Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson vừa có cuộc gặp gỡ vào rạng sáng hôm nay (giờ Việt Nam). Kết quả cuộc gặp gỡ này chưa tạo ra thúc đẩy đột phá nào khi Doha không lùi bước trước đòi hỏi của khối Ả Rập.

Theo Reuters, Bộ trưởng Ngoại giao Qatar đã bác bỏ danh sách với 13 yêu cầu của 4 quốc gia Ả Rập (Ả Rập Saudi, UAE, Bahrain, Ai Cập) và nói chúng là những điều không thể chấp nhận được. Đồng thời, Doha cũng tán thành việc Mỹ nên thúc đẩy một giải pháp "hợp lý" giải quyết cuộc khủng hoảng lớn ở vùng Vịnh.

Ngoại trưởng Al Thani nêu rõ: "Những gì mà các quốc gia cấm vận Qatar đưa ra đơn thuần chỉ là là những tuyên bố không có bằng chứng và cũng không phải là những yêu cầu". Bộ trưởng ngoại giao Qatar còn ý tứ nói về việc khối Ả Rập thiếu thiện chí: "Việc đàm phán đòi hỏi tinh thần sẵn sàng thực sự của bên kia và cả các bằng chứng hỗ trợ cho yêu cầu của họ".

Ông nói thêm: "Các yêu cầu phải có tính thực tiễn và có thể thực hiện được, bất cứ điều gì khác đều bị từ chối... Chúng tôi đồng ý với Washington rằng các yêu cầu cần phải hợp lý".

Trước đó, Bộ Ngoại giao Mỹ đã lên tiếng thúc giục một giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng và cũng có ý khuyên các nước trong khối Ả Rập nên đưa ra danh sách yêu cầu một cách "hợp lý" và "khả thi" với Qatar.

Tuy nhiên, Ả Rập Saudi có vẻ bỏ ngoài tai lời khuyên của Mỹ. Hiện Ngoại trưởng Ả Rập Saudi Adel Al-Jubeir cũng đang có mặt tại Washington. Vài giờ trước khi Ngoại trưởng Mỹ và người đồng cấp Qatar gặp nhau thì ông Al-Jubeir đã có những tuyên bố cứng rắn trên Twitter: "Yêu cầu của chúng tôi đối với Qatar là không thể thương lượng. Bây giờ Qatar phải đứng dậy chấm dứt sự ủng hộ với chủ nghĩa cực đoan và khủng bố".

Trước thái độ cứng rắn từ cả Qatar và Ả Rập Saudi, Ngoại trưởng Mỹ cần phải làmnhiều việcthì mới có thể vãn hồi sớm tình hình. Dù Mỹ có lợi trong việc bán vũ khí cho cả hai trong giai đoạn này nhưng điều Mỹ cần nhất ở vùng Vịnh là sự ổn định, đặc biệt là khi cả 2 phía đều có lợi ích gắn chặt với Mỹ.

Ngày 5.6, Ả Rập Saudi, UAE, Bahrain và Ai Cập đã thông báo tuyệt giao với Qatar sau khi cáo buộc nước này quan hệ thân thiết với Iran và tài trợ cho khủng bố. Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng hoan nghênh hành động này và gọi đích danh Qatar là "nước tài trợ chủ nghĩa khủng bố ở cấp rất cao".

Hôm 23.6, khối nướcdo Ả Rập Saudi dẫn đầu đã chuyển tới Qatar thông qua Kuwait một tối hậu thưbao gồm 13 yêu sách đặt Doha trước lựa chọn: chấp hành hay tiếp tục chịu cấm vận.Danh sách chi tiết 13 yêu cầu chưa được tiết lộ cụ thể nhưng trong đó có 3 khoản là Qatar phải đóng cửa hãng thông tấn Al Jazeera, hạn chế quan hệ với Iran và đóng cửa một căn cứ quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tại Qatar. Ngoài ra, Qatar cũng buộc phải bồi thường cho các nước vùng Vịnh những thiệt hại và chi phí phát sinh từ chính sách ngoại giao của Qatar trong vòng nhiều năm qua.

Không chỉ vậy, khối Ả Rập cũng yêu cầu Qatar phải hoàn thành các yêu cầu trên trong thời gian 10 ngày và họ sẽ giám sát kỹ lưỡng việc thực thi kèm theo báo cáo đánh giáđược công bố hàng tháng trong năm đầu tiên và hàng quý trong năm tiếp theo và hàng năm trong thập kỷ tiếp theo.

A.T
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Qatar dành cái bắt tay cứng rắn khi đối thoại với Mỹ