Đồn binh Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đóng ở đặc khu hành chính Hồng Kông vừa tổ chức cuộc tập trận “chống khủng bố” rầm rộ, nhưng các nhà phân tích nói đó là động thái cảnh cáo phong trào đòi độc lập.
Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) ngày 14.8 đưa tinít nhất 5 tàu chiến, 4 trực thăng, một tàu đổ bộ cao tốc và hàng chục quân binh PLA tham gia cuộc diễn tập chống một bọn hải tặc cướptàu chở dầu.
Cuộc tập trận này cùng lúc hải quân PLA tổ chức ít nhất 3 cuộc tập trận khác trên 3 vùng biển khác nhau, nhằm kiểm tra sự sẵn sàng chiến đấu.
Các nhà phân tích quân sự nói cuộc tập trận ở Hồng Kông nhằm cải thiện khâu an ninh của thành phố này, đồng thời nhằm “dằn mặt” phong trào đòi Hồng Kông độc lập khỏi Trung Quốc.
Chuyên gia quân sự Tống Trung Bình sống ở Hồng Kông, nói xứ nhượng địa cũ của Anh là một trung tâm kinh tế-tài chính, dễ trở thành mục tiêu tấn công của bọn khủng bố, nên lực lượng PLA ở đây có thể bảo vệ các tài sản chủ đạo nếu xảy ra tình hình khẩn cấp.
Nhưng Adam Ni, nhà nghiên cứu chính sách an ninh và đối ngoại của Trung Quốc (thuộc Đại học quốc gia Úc) nói cuộc tập trận nhằm đề phòng các phong trào phản đối Bắc Kinh rầm rộ.
Ông khẳng định nguy cơHồng Kông bị khủng bố rất thấp, nên cuộc tập trận là một tín hiệu về tầm cỡ quân sự PLA ở Hồng Kông, gồm khả năng đàn áp người phản đối.
Nhà hoạt động tuyên bố thẳng thừng Trung Quốc đô hộ Hồng Kông
Trong khi đó, Reuters ngày 14.8 đưa tincác tổ chức thân Trung Quốc vây Câu lạc bộ báo chí Hồng Kông (FCC), sau khi Andy Chan, một nam thanh niên 27 tuổi đã lập đảng Dân tộc Hồng Kông, được mời dự cuộc hội thảo ở FCC và nhà hoạt động đòi độc lập này tuyên bố Hồng Kông là “thuộc địa” của Bắc Kinh.
Trong bài phát biểu, Chan nói các tư tưởng của ông không khác các đồng bào theo đuổi “giấc mộng dân chủ”, và “nếu Hồng Kông đã thật sự dân chủ, thì chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Hồng Kông phải trong tay người dân Hồng Kông. Trong khi đó, bản chất Trung Quốc là một đế quốc, là một mối đe dọa cho toàn thể mọi người tự do trên thế giới”.
Chan còn nói: “Thật buồn là Hồng Kông đang đối mặt với nạn thanh trừng từ Trung Quốc... Chúng tôi là một quốc gia đã sớm bị Trung Quốc sáp nhập. Vì thế, lời kêu gọi Hồng Kông độc lập là lời kêu gọi chống một cuộc xâm chiếm làm thuộc địa”.
Chan xác nhận việc ông kêu gọi Hồng Kông cần độc lập khỏi Trung Quốc đã chọc tức một số nhà vận động dân chủ ở thành phố này, là những người sợ Bắc Kinh sẽ đàn áp các tổ chức chống đối.
Việc FCC mời Chan phát biểu đã khiến Bắc Kinh khó chịu. Chủ tịch Tập Cận Bình cùng một số quan chức Trung Quốc từng cảnh cáo sẽ không chấp nhận bất kỳ hoạt động ly khai nào.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đòi FCC hủy cuộc hội thảo, nhưng FCCvẫn tổ chức sự kiện này.
Khoảng 50 người ủng hộ Trung Quốc đã tập hợp bên ngoài FCC, vẫy cờ Trung Quốc và dùng loa cáo buộc FCC và Chan, gọi ông là “tên phản quốc, toan tính lật đổ chính quyền Trung Quốc và có các thế lực nước ngoài ủng hộ”.Họ trương biểu ngữ “Hồng Kông độc lập là liều thuốc độc”.
Nhóm này tổ chức phản đối trong lúc cảnh sátHồng Kông đứng nhìn, trong khi khoảng chục người ủng hộ phong trào đòi độc lập trương biểu ngữ ủng hộ Chan bị cảnh sát ngăn không cho đến gần FCC và nhóm thân Bắc Kinh.
Người phát ngôn của chính quyền đặc khu Hồng Kông nói rất tiếc việc FCC mời Chan tham dự hội thảo: “Không thể chấp nhận việc bất kỳ ai hoặc tổ chức nào công khai kích động Hồng Kông độc lập.
Ngày 12.8, Đặc khu trưởng Lâm Trịnh Nguyệt Nga nói với các nhà báo: việc FFC mời Chan tham gia hội thảo là “không thích hợp”, yêu cầu FCC tôn trọng Hồng Kông là “phần lãnh thổ không thể tách rời” của Trung Quốc, như Luật Cơ bản (bản hiến pháp mini của Hồng Kông) đã quyđịnh, sau khi Hồng Kông đã được Anh trao trả cho Trung Quốc ngày 1.7.1997.
Nhưng Hồng Kông sống theo thỏa thuận “một quốc gia, hai chế độ”, cho phép thành phố này thụ hưởng một cấp độ tự chủ và tự do ngôn luận vốn hiếm có ở Trung Quốc.
FCC khẳng địnhbảo vệ tự do ngôn luận
Vụ việc Chan đã mở ra một “trận tuyến mới” về quyền tự do tương đối của Hồng Kông (so với Hoa lục) và chính quyền đặc khu đã đòi siết chặt các quyđịnh an ninh quốc gia mới. Trong khi đó, các nhà hoạt động đòi độc lập nói: việc tách khỏi Trung Quốc sẽ bảo đảm quyền tự do của thành phố, không để Bắc Kinh kiểm soát chặt luật lệ, hoạt động chính trị, giới trí thức và giới truyền thông.
Hồi năm 2014, những cuộc biểu tình kêu gọi dân chủ Hồng Kông bùng nổ lớn, nhằm phản ứng với việc Trung Quốc giữ quyền “lựa trước” các ứng viên của chức đặc khu trưởng Hồng Kông.
Cựu Đặc khu trưởng Lương Chấn Anh của đặc khu Hồng Kông, nay là Phó chủ tịch một ủy ban tư vấn cho Quốc hội Trung Quốc, đã chỉ trích FCC “dung dưỡng bọn ly khai, tội phạm hình sự và khủng bố”, trong khi chỉ FCC “chỉ bỏ vài xu” để thuê trụ sở của chính quyền ở khu trung tâm tài chính củaHồng Kông.
Tuyên bố của ông Lương khiến có sự lo ngại đảng Dân tộc Hồng Kông của Chan có thể bị giải tán, và lo ngại cho tương lai của FCC, một tổ chức đã được lập từ 75 năm và gồm nhiều nhà báo Hồng Kông và quốc tế cổ động và bảo vệ quyền tự do ngôn luận.
Phó chủ tịch FCC Victor Mallet nói nhiều năm qua, FCC không ủng hộ cũng không phản đối các tư tưởng khác biệt của các diễn giả. FCC cũng tin tưởng các thành viên và người dân Hồng Kông nói chung đều có quyền nghe những quan điểm của các bên trong bất kỳ cuộc tranh luận nào.
Bích Ngọc (theo SCMP, Reuters)