Trung Quốc đã tiếp nhận tàu đổ bộ đệm khí Zubr (Bison) thứ 2 từ Nga, tăng cường khả năng cho quân đội trong các hoạt động quân sự trên biển.

Trung Quốc tiếp nhận tàu đổ bộ đệm khí thứ hai từ Nga

Một Thế Giới | 29/12/2015, 12:40

Trung Quốc đã tiếp nhận tàu đổ bộ đệm khí Zubr (Bison) thứ 2 từ Nga, tăng cường khả năng cho quân đội trong các hoạt động quân sự trên biển.

Theo các chuyên gia quân sự, tàu đổ bộ đệm khí có tốc độ di chuyển cao, được trang bị vũ trang cùng khả năng vận chuyển một lượng lớn binh sĩ để thực hiện những cuộc đổ bộ lên các đảo trong khu vực, bao gồm cả các đảo tại Biển Đông, biển Hoa Đông và thậm chí là Đài Loan.

Tàu đổ bộ đệm khí Zubr do Liên Xô phát triển vào cuối năm 1970 với mục đích nhanh chóng đổ bộ quân đội lên các khu vực có khoảng cách tương đối ngắn so với căn cứ. Phạm vi hoạt động của Zubr khoảng 500 km với tốc độ tối đa lên đến 88 km/h. Mỗi tàu đệm khí có thể vận chuyển 3 xe tăng, 12 xe bọc thép chiến đấu và 500 lính thủy đánh bộ.

Trong một cuộc đổ bộ, Zubr không chỉ dừng lại ở bờ biển mà còn có thể vận chuyển các đơn vị tiến sâu vào đất liền. Trên mặt đất, tàu đệm khí do Nga chế tạo có thể vượt qua các chướng ngại vật có độ dốc không quá 5 độ và một số địa hình khác.

Mỗi tàu đệm khí Zubr được trang bị 2 súng máy 30 mm AK-360 chống tàu và máy bay chiến đấu của đối phương. Zubr cũng có thể hỗ trợ hỏa lực cho lực lượng tác chiến trong một cuộc đổ bộ bằng 2 giàn pháo phản lực phóng loạt 140 mm Ogon.

Trung Quốc đầu tiên hợp tác chế tạo 4 tàu đệm khí với Ukraine, với 2 tàu được sản xuất tại Ukraine và 2 tàu còn lại đóng tại nhà máy đóng tàu Hoàng Phố, Trung Quốc. Tuy nhiên, sau khi Nga sáp nhập Crimea, công ty đóng tàu Feodosia và nhà máy Fiolent trên bán đảo “vô tình” nằm trong lãnh thổ do Moscow quản lý. Do đó, Bắc Kinh quyết định tiếp tục hợp đồng với Nga thay vì Ukraine.

Ngoài các tàu Zubr của Nga, Trung Quốc cũng mua lại 4 tàu đệm khí của Hy Lạp. Điều này mang lại cho hải quân Trung Quốc một hạm đội có đến 8 tàu đệm khí.

Việc Trung Quốc tăng cường các tàu đổ bộ tiên tiến có thể ảnh hưởng đến một số nước láng giềng, khi những cuộc tranh chấp lãnh thổ xoay quanh các đảo tại Biển Đông và biển Hoa Đông tiếp tục căng thẳng và có dấu hiệu xấu đi trong thời gian gần đây. Trong trường hợp một cuộc khủng hoảng xảy ra, tàu đệm khí Zubr sẽ nhanh chóng vận chuyển các lực lượng vũ trang Trung Quốc đổ bộ lên đảo tranh chấp, gây ra lo ngại cho các nước.

Zubr cũng tỏ ra hữu ích nếu chính quyền Bắc Kinh quyết định tấn công Đài Loan. Đài Loan chỉ cách Trung Quốc đại lục khoảng 200 km, do đó Zubr có thể vận chuyển một lực lượng vũ trang xâm nhập hòn đảo trong vòng 2 giờ và quay lại đất liền ngay sau đó.  

Hàn Giang (theo Esquire)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
9 giờ trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc tiếp nhận tàu đổ bộ đệm khí thứ hai từ Nga