Ngày 30.7, lãnh đạo bệnh viện huyện Tịnh Biên (An Giang) đã có kết luận, và thừa nhận có sai sót khi đòi đóng viện phí, cấp cứu sau, khiến 1 bé trai 11 tháng tử vong.

Trước khi kiện bác sĩ, hãy cân nhắc

Hồ Hùng | 30/07/2016, 21:38

Ngày 30.7, lãnh đạo bệnh viện huyện Tịnh Biên (An Giang) đã có kết luận, và thừa nhận có sai sót khi đòi đóng viện phí, cấp cứu sau, khiến 1 bé trai 11 tháng tử vong.

Trước đó, ngày 29.7, ông Nguyễn Văn Danh (khóm Xuân Hòa, thị trấn Tịnh Biên) đưa con là Nguyễn Văn Hậu (11 tháng tuổi) vào bệnh viện khám vì bị tiêu chảy do ngộ độc thức ăn. Nhân viên y tế sau đó đã đưa Hậu vào phòng cấp cứu nhưng bé tắt thở. Và ông Danh cho rằng nguyên nhân bé trai tử vong là do bệnh viện chậm trễ trong việc cấp cứu Hậu!

“Tôi có yêu cầu bác sĩ cho con trai tôi nhập viện trước rồi làm các thủ tục giấy tờ, đóng viện phí sau nhưng họ không đồng ý. Sau khi tôi làm xong thủ tục, Hậu được nhập viện thì sức khỏe quá yếu và tử vong”, ông Danh nói. Ông cho rằng, chính vì bị buộc phải đóng 500.000 đồng viện phí nên mới chậm trễ, vì nhân viên y tế chờ đóng tiền xong mới chịu cấp cứu. Đó là nguyên nhân khiến ông mất con.

Và sau khi kiểm tra khiếu nại của ông Danh, bác sĩ Dương Hoàng Dũng, Giám đốc bệnh viện huyện Tịnh Biên, thừa nhận, một phần nguyên nhân bé Hậu chết là do gia đình đưa bé đến bệnh viện quá trễ. Khoảng 7 giờ 15 phút ngày 29.7, vợ chồng ông Danh chở bé Hậu và chị gái là Nguyễn Thị Cẩm Loan (SN 2014) đến bệnh viện khám bệnh. Đến 7 giờ 39 phút cùng ngày, do thấy bé Hậu có biểu hiện bệnh trở nặng hơn nên ông Danh báo với nhân viên bộ phận tiếp nhận bệnh nhân.

Và bác sĩ Phạm Thị Mỹ Phương đã khám cho bệnh nhân và yêu cầu ông Danh ra bên ngoài đóng tiền khám bệnh 10.000 đồng do bé Hậu không có sổ bảo hiểm y tế cũng như không có hộ khẩu tại địa phương... Còn chuyện sau đó, nhân viên y tế yêu cầu phải đóng tạm ứng viện phí 500.000 đồng rồi mới tính chuyện cấp cứu, theo ông Dũng, nhân viên y tế không thừa nhận. Nhưng lãnh đạo bệnh viện sẽ làm rõ việc này.

Tuy nhiên, ông Dũng bước đầu thừa nhận: “Cái sai là nhân viên y tế trực làkhông nhận định bệnh nặng hay nhẹ, nên lúc người nhà kêu bệnh nặng là quá trễ. Tôi đãyêu cầu ê kíp trực nhận bệnh làm tường trình vụ việc. Rồi tùy theo tình tiết từng cá nhân vi phạm ra sao sẽ xử lý nghiêm”.

Sau khi ông giám đốc bệnh viện công bố điều này, gia đình ông Danh cũng công nhận là đúng, nhưng chưa rõ ràng hết mọi chuyện. Hiện ông lo chăm sóc cho đứa con gái còn lại, đã qua cơn nguy kịch. Và dĩ nhiên, chuyện đã rồi, ông cũng không muốn làm lớn chuyện, chỉ mong bệnh viện xác minh làm rõ, đừng lặp lại điều này, chỉ khổ cho bệnh nhân.

Đây là vụ kiện đúng. Cụ thể trong chuyện ở bệnh viện huyện Tịnh Biên, nếu có chuyện đóng tiền trước, cấp cứu sau, thì vị lương y đúng ra như từ mẫu, xem cứu người là chuyện hàng đầu, lại xem tiền bạc là trên hết.Đừng đỗ lỗi do nhiềungười trốn viện, không thanh toán viện phí! Cha mẹ cháu còn đấy, cháu thì hôn mê, nguy kịch, sao chỉ nghĩ đến tiền viện phí?

Nhưng vì sao gần đây, hở chút là gia đình bệnh nhân khiếu kiện bác sĩ? Trước tiên, do áp lực công việc, bác sĩ cũng là con người, và đôi khi có sai sót. Nhưng cái sai làm mất mạng 1 con người là khó chấp nhận. Họ kiện là phải.

Nhưng cũng có nhiều vụ người nhà bệnh nhân kiện quá phi lý! Như mới tuần trước, gia đình 1 bệnh nhân ở Hậu Giang cũng kiện bệnh viện đa khoa TP.Cần Thơ,cho rằng nơi đây chẩn đoán sai: chẩn đoán đau ruột thừa, nhưng phẫu thuật lại phát hiện bệnh xuất huyết nang buồn trứng. Trong khi điều quan trọng nhất là bệnh nhân đã được cứu sống, qua cơn nguy kịch, họ vẫn kiện.

Và tất nhiên, sau khi rà soát, kiểm tra, Sở Y tế TP.Cần Thơ kết luận bệnh viện đa khoa TP.Cần Thơ không sai. Bởi đau ruột thừa và xuất huyết nang buồng trứng rất dễ chẩn đoán nhầm, tỉ lệ sai sót cho phép có thể lên đến 20%. Bởi 2 cơ quan này nằm sát nhau, triệu chứng bệnh cũng có một số tương đồng.

Bác sĩ, y sĩ hàng ngày điều trị hàng trăm, hàng ngàn ca bệnh, họ đã rất mệt mỏi. Vậy mà hở chút bệnh nhân cứ kiện. Thà họ sai, họ không tức. Đàng này, sai đúng gì cũng kiện, bệnh nhân chết vì bệnh cũng kiện, được cứu sống… cũng kiện. Không thì manh động tay chân.

Như vài tháng trước, 1 nhân viên y tế ở bệnh viện đa khoa TP.Cần Thơ bị người nhà hành hung, cho rằng không tích cực cứu chữa cho cha anh ta. Trong khi ông cụ đã chết vì già, bệnh quá nặng, chứ không phải lỗi của nhân viên y tế. Và công an đã vào cuộc, xử lý anh chàng thích nói chuyện bằng tay chân này.

“Chị hằng ngày vẫn được y tá bệnh viện chúng tôi chăm sóc chu đáo, sau việc anh cầm bút viết đơn thưa chúng tôi, yêu cầu bồi thường thiệt hại! Bằng chứng là chị ngồi khoẻ mạnh, tươi tắn, khác với sắc thái lúc chị vào viện.Các bác sĩ, nhất là các bác sĩ ngoại khoa, cầm dao mổ như lên thuyền đi ra biển lớn.

"Dù như thế nào niềm tin và kiêu hãnh là được phục vụ chăm sóc, cứu sống bệnh nhân trên chính đôi bàn tay của mình. Hôm nay, đứng trước việc bệnh nhân viết đơn thưa, về cá nhân tôi việc này là vô lý. Tôi vẫn chúc chị mau khoẻ và sớm xuất viện!”, 1 nhân viên y tế đã viết trên Facebook như vậy, sau khi gia đình bệnh nhân kiện “oan”.

Vì sao họ cứ kiện, cứ manh động? Một phần, vì người nhà bệnh nhân quá nóng lòng với sức khỏe người thân, nên hành xử nóng vội. Phần khác, như 1 bác sĩ thừa nhận: “Yêu cầu của bệnh nhân ngày một cao”. Nhưng yêu cầu cao, trong khi kiến thức ngành y thì người nhà bệnh nhân lại không nắm, nên cứ đổ thừa cho bác sĩ. Với nhiều người, đã là bác sĩ thì phải cứu được người!

Cũng do ngành y thời gian qua có không ít sai sót, nhưng mổ nhầm chân... khiến nhiều người mất thiện cảm. Và cũng một phần, chính do… báo chí. Nhiều phóng viên không am hiểu ngành y, cũng không chịu tham khảo từ các bác sĩ, nhà chuyên môn, hễ nghe bệnh nhân kiện là ào ào đưa tin, viết bài, bất chấp việc họ làm càng tạo áp lực, tai tiếng cho bác sĩ, cho bệnh viện. Có thể do áp lực thông tin của báo mạng, để tạo sự kiện “hot”?

Kiểu gì cũng kiện, đúng sai bất phân, thậm chí còn hại đến người bệnh khác. Kiện sai, báo chí "làm dữ", tâm lý bác sĩ càng căng thẳng, càng dễ sai sót. Ai dám chắc sẽ không có rủi ro, khi các bác sĩ mổ đang chịu quá nhiều áp lực? Do vậy, trước khi ký đơn kiện, hãy tham vấn nhiều nhà chuyên môn.

Nếu kiện đúng, báo chí nhận định khách quan, vậy là tốt, để ngành y chấn chỉnh và xử lý nghiêm nhân viên sai phạm. Nhưng kiện sai, hồ đồ? Báo chí nếu thiếu kiểm chứng, càng giúp người nhà những bệnh nhân khác dù sai nhưng vẫn lấn tới, làm dữ, có gì báo chí bênh. Chỉ khổ cho những người khoác áo blouse trắng…

Nguyễn Hồ
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trước khi kiện bác sĩ, hãy cân nhắc