Theo TS Nguyễn Văn Lạng, sự tương đồng về một số đặc trưng trong lĩnh vực nông nghiệp đang tạo ra một cơ hội lớn cho việc hợp tác thương mại song phương giữa Việt Nam và Brazil trong thời gian tới.

TS Nguyễn Văn Lạng: Tiềm năng hợp tác kinh tế Việt Nam-Brazil còn rất lớn

tuyetnhung | 19/05/2019, 06:32

Theo TS Nguyễn Văn Lạng, sự tương đồng về một số đặc trưng trong lĩnh vực nông nghiệp đang tạo ra một cơ hội lớn cho việc hợp tác thương mại song phương giữa Việt Nam và Brazil trong thời gian tới.

Hội Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Brazil mới đây đã phối hợp với Đại sứ quán Brazil tại Việt Nam tổ chức “Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Brazil: Tiềm năng và cơ hội" nhân chuyến thăm Việt Nam của Đoàn Bộ Nông nghiệp và các doanh nghiệp Brazil.

Việc kim ngạch hai chiều tăng gần 9 lần trong 10 năm trở lại đây đã đưa Brazil trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latin và thứ 2 tại châu Mỹ (chỉ sau Mỹ). Vì vậy, để mở rộng và đa dạng hóa thương mại song phương, hai bên có thể mở cửa nhiều thị trường mới, với nhiều mặt hàng nông sản như: tôm, thịt bò, cá tra...

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Bộ trưởng Nông nghiệp, chăn nuôi và cung ứng Brazil tới Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, TS Nguyễn Văn Lạng - Nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ, hiện đang là Chủ tịch Hội Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Brazil đã có những chia sẻ với Báo điện tử Một Thế Giới về tiềm năng hợp tác kinh tế với Brazil trong thời gian tới.

- Ông đánh giá thế nào về tiềm năng hợp tác nông nghiệp giữa Việt Nam và Brazil?

Tôi nghĩ Việt Nam và Brazil có sự tương đồng về một số đặc trưng trong lĩnh vực nông nghiệp. Cả hai nước đều là nền nông nghiệp nhiệt đới. Có thể nói Brazil là một cường quốc về nông nghiệp nhiệt đới với nhiều sản phẩm nổi tiếng hàng đầu thế giới cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là thịt bò, đậu nành, cà phê, đường... nhất là công nghệ làm ethanol cho xăng sinh học nổi tiếng thế giới. Đây là điều mà Việt Nam cần phải học hỏi.

Với kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp của nước ta là khoảng 50 tỉ USD, so với Brazil là 100 tỉ USD thì con số này còn rất thấp. Nhưng tôi nghĩ chính khoảng cách này sẽ là cơ hội, là tiềm năng để hai bên hợp tác sâu rộng trong thời gian tới.

- Theo ông, sản phẩm nào sẽ mang lại cơ hội hợp tác lớn nhất cho Việt Nam tại thị trường Brazil?

Theo tôi là cà phê, hợp tác không phải là cạnh tranh hay gây khó khăn cho nhau. Bởi Việt Nam và Brazil có hai loại cà phê khác nhau, Việt Nam là cường quốc về cà phê Robusta, còn Brazil là cường quốc của cà phê Arabica.

Brazil hiện đang có sản lượng cà phê gấp 10 lần Việt Nam và diện tích trồng gấp 15 lần Việt Nam. Vì vậy, kinh nghiệm từ giống, gieo trồng... đến canh tác, thu hoạch và chế biến, tiêu thụ... là điều Việt Nam cần phải học hỏi.

Tương tự, các sản phẩm khác, tôi nghĩ doanh nghiệp Việt Nam cũng nên tham khảo theo hướng như vậy. Cách tổ chức của họ khá bài bản, khoa học từ công nghệ, nghiên cứu đến chuyển giao công nghệ và khuyến nông cho nông dân phát triển.

- Doanh nghiệp Việt Nam và Brazil nên kết nối, hợp tác với nhau qua kênh nào?

Vì việc kết nối thương mại giữa Việt Nam và Brazil vẫn còn những vướng mắc, trước hết là về văn hóa, khiến hai quốc gia còn nhiều khó khăn. Vì vậy tôi nghĩ rằng thời gian đầu cần phải có một con đường là các tổ chức tạo ra sự kết nối giữa hai bên như: Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương, các tổ chức phi chính phủ như: Hội Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Brazil tổ chức với các hội ngành nghề... để tạo ra đầu mối kết nối với nước bạn, từ đó sẽ liên kết được các doanh nghiệp giữa hai nước trực tiếp với nhau.

Chỉ có như vậy các doanh nghiệp Việt Nam có thể kết nối trực tiếp được và không phải xuất khẩu gián tiếp qua một đơn vị khác, làm giảm kim ngạch và lợi nhuận của doanh nghiệp Việt Nam.

- Brazil hiện chưa mở cửa nhập tôm Việt Nam, còn Việt Nam thì chưa nhập khẩu thịt bò của Brazil. Hai bên đã thống nhất sẽ đàm phán vấn đề này. Vậy theo ông hướng đi trong thời gian tới sẽ là như thế nào?

Tôi nghĩ cách thức quan trong nhất là tiêu chuẩn hóa sản phẩm và đặt tiêu chuẩn tất cả các sản phẩm nông nghiệp theo tiêu chuẩn thế giới. Trong đó, Global Gap là một tiêu chuẩn rất quan trọng. Trên cơ sở chính sách tham chiếu về xuất nhập khẩu của Brazil và Việt Nam thì hai bên sẽ có chung tiếng nói. Trách nhiệm sẽ thuộc về Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT... Vì vậy, theo tôi, tương lai hợp tác thương mại giữa hai nước thời gian tới là hoàn toàn khả quan.

Tuyết Nhung (Thực hiện)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Trung ương Đảng đồng ý cho ông Vương Đình Huệ thôi các chức vụ
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ: Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TS Nguyễn Văn Lạng: Tiềm năng hợp tác kinh tế Việt Nam-Brazil còn rất lớn