Phân tích “mối lo” của nền kinh tế, TS Võ Trí Thành tóm tắt trong nhận định “bên ngoài 2 cơn gió ngược, bên trong 2 vòng gió xoáy”, trong đó đáng lưu ý là kinh tế thực đang rất khó khăn.

TS Võ Trí Thành: ‘Bên ngoài 2 cơn gió ngược, bên trong 2 vòng gió xoáy’

Hoài Lam | 25/07/2023, 16:55

Phân tích “mối lo” của nền kinh tế, TS Võ Trí Thành tóm tắt trong nhận định “bên ngoài 2 cơn gió ngược, bên trong 2 vòng gió xoáy”, trong đó đáng lưu ý là kinh tế thực đang rất khó khăn.

Ngày 25.7, Thời báo Ngân hàng phối hợp cùng các đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo “Tăng khả năng hấp thụ vốn cho doanh nghiệp”.

Chưa bao giờ điều hành chính sách tiền tệ khó như nửa đầu năm

Bà Hà Thu Giang, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước cho biết cơ quan này định hướng tăng trưởng tín dụng 2023 từ 14 - 15% và có điều chỉnh theo diễn biến thực tế; đồng thời hướng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát tín dụng vào lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; triển khai các chương trình tín dụng đặc thù theo chỉ đạo đạo của Quốc hội, Chính phủ và trọng tâm là hỗ trợ lãi suất.

Về giải pháp tăng khả năng hấp thụ vốn, bà Giang cho biết Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng đơn giản hóa thủ tục cho vay, đa dạng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, kết nối ngân hàng – doanh nghiệp, đẩy mạnh triển khai tín dụng tiêu dùng, triển khai gói tài chính tiêu dùng cho công nhân…

nh-1.jpg
Bà Hà Thu Giang, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước

Phó thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết vấn đề tăng khả năng hấp thụ vốn cho doanh nghiệp là vấn đề đang được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cấp các ngành, các địa phương, các hiệp hội ngành nghề đặc biệt quan tâm nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy quá trình phục hồi và phát triển kinh tế.

Đặc biệt, bối cảnh 6 tháng đầu năm 2023, kinh tế có nhiều biến động, chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất tăng; các thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, sức chống chịu của doanh nghiệp bị bào mòn.

Hiện tín dụng 6 tháng đầu năm vẫn tăng chậm so với cùng kỳ các năm trước. Đến ngày 30.6.2023, tín dụng đối với nền kinh tế mới chỉ tăng 4,73% so với cuối năm 2022”.

“Chưa bao giờ điều hành chính sách tiền tệ khó như 6 tháng đầu năm nay. Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang rất khó khăn sau 2 năm đại dịch, sức chống chịu của doanh nghiệp, năng lực tài chính bị bào mòn, cộng với tác động của thế giới, việc tăng hay giảm lãi suất? Cung tiền nhiều hay ít? Tín dụng làm thế nào để hài hòa giữa chất lượng và doanh số? Làm thế nào để hạn chế nợ xấu? Làm thế nào để đảm bảo sự an toàn, lành mạnh của hệ thống tổ chức tín dụng… là những vấn đề rất khó khăn”, ông Tú nói.

Thậm chí, đại diện Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết nhiều mục tiêu lại trái ngược nhau. Ví dụ muốn tăng nhanh tín dụng thì hạ điều kiện tín dụng nhưng hậu quả là nợ xấu, là sự mất an toàn của các tổ chức tín dụng.

pho-thong-doc-dao-minh-tu.jpg
Phó thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú

“Chúng tôi cũng nhận thức thấy trách nhiệm làm thế nào để giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn lúc này. Từng bước hạ lãi suất nhưng cần phải có sự hài hòa với tỷ giá. Nếu hạ lãi suất quá đà thì không giữ được tỷ giá. Do đó, làm thế nào để tăng được tín dụng lúc này là chúng tôi rất quan tâm”, ông Tú nêu.

Bên ngoài 2 cơn gió ngược, bên ngoài 2 vòng gió xoáy

Chuyên gia kinh tế, TS Võ Trí Thành phân tích 2 cơn gió ngược vô cùng bất định, rủi ro từ bên ngoài. Thứ nhất là suy giảm kinh tế thế giới, đặc biệt là nhiều đối tác chính của Việt Nam. Thứ hai là điều kiện tài chính tiền tệ “ngặt nghèo”. Lạm phát qua đỉnh và giảm nhanh hơn dự báo, FED có thể giảm lãi suất từ cuối 2023, đầu 2024.

“Bên ngoài 2 cơn gió ngược, bên ngoài 2 vòng gió xoáy”, TS Thành nói và cho biết “vòng gió xoáy” nặng nhất là tài chính tiền tệ, vấn đề thanh khoản, cân đối tài sản của nhiều ngân hàng và áp lực trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản.

Tuy nhiên, theo ông Thành, hiện nay, thanh khoản được cải thiện, khá dồi dào, áp lực lên lãi suất, tỷ giá đã giảm đi khá nhiều, nhưng việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp và thị trường bất động sản (sửa đổi pháp lý, hỗ trợ tài chính – tiền tệ, tái cấu trúc thị trường bất động sản…) thì kết quả còn hạn chế.

nh-2.jpg
Chuyên gia kinh tế, TS Võ Trí Thành

Vòng gió xoáy thứ 2, theo ông Thành là kinh tế thực khó khăn. Tăng trưởng 2022 đạt 8%, vượt kỳ vọng và được dẫn dắt bởi tiêu dùng, xuất khẩu và FDI. Tuy nhiên, từ giữa quý 3/2022 kinh tế đối mặt nhiều khó khăn. Xuất khẩu tăng thấp, đơn hàng và việc làm nhiều ngành công nghiệp giảm; số doanh nghiệp rời thị trường lớn.

“Xuất khẩu giảm tốc rất nhanh với mức giảm chưa từng có trong suốt quá trình đổi mới đến nay. Đây là hiện tượng rất đáng suy nghĩ”, ông Thành nhấn mạnh.

Ông Võ Trí Thành cho rằng hiện còn điều kiện để nới lỏng tiền tệ, hạ lãi suất. Tuy nhiên, lãi suất không phải là liều thuốc vạn năng, cần chú ý đến sự an toàn của hệ thống ngân hàng.

Ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đánh giá, thời gian qua, ngành ngân hàng đã rất nỗ lực tiết kiệm chi phí hoạt động, sẵn sàng giảm lãi suất san sẻ gánh nặng chi phí lãi vay cho doanh nghiệp, quy trình thủ tục cho vay cũng rút gọn; cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ…

a-nh-2-toan-canh20230725100306.jpg
Hội thảo “Tăng khả năng hấp thụ vốn cho doanh nghiệp”

Mặc dù ngành ngân hàng đã triển khai nhiều giải pháp, nhưng tín dụng 6 tháng có tốc độ tăng thấp hơn so với các năm trước. Tính đến ngày 30.6.2023, tín dụng nền kinh tế đạt trên 12,49 triệu tỉ đồng, chỉ tăng 4,73% so với cuối năm 2022.

Theo ông Thân, để nâng cao khả năng hấp thụ vốn cho doanh nghiệp, giải pháp quan trọng nhất là chủ quan các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phải nâng tầm của mình, nâng cao chất lượng quản lý, chất lượng dòng tiền.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Những chuyến xe nghĩa tình mang nước sạch đến vùng hạn mặn ĐBSCL
7 giờ trước Bảo vệ môi trường
Hiện nay, Sóc Trăng, Bến Tre, Tiền Giang là những vùng bị nhiễm mặn nặng và có nhiều hộ dân đang “khát nước”. Hàng ngày, những chuyến xe hay sà lan chở nước đã được các nhà hảo tâm tổ chức chở khẩn cấp đến cứu trợ cho bà con.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TS Võ Trí Thành: ‘Bên ngoài 2 cơn gió ngược, bên trong 2 vòng gió xoáy’