Bên cạnh quy định cho phép phá sản ngân hàng, điểm đáng chú ý của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Các tổ chức tín dụng là không có quy định nào về mua bắt buộc một ngân hàng nào với giá 0 đồng.

Từ 15.1: Được phép phá sản ngân hàng

15/01/2018, 11:36

Bên cạnh quy định cho phép phá sản ngân hàng, điểm đáng chú ý của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Các tổ chức tín dụng là không có quy định nào về mua bắt buộc một ngân hàng nào với giá 0 đồng.

Luật mới cho phép phá sản ngân hàng được kiểm soát đặc biệt - Ảnh minh họa

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Các tổ chức tín dụng được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ 4 đã chính thức có hiệu lực từ hôm nay 15.1.2018.

Điểm đáng chú ý của luật này là không có quy định nào về mua bắt buộc một tổ chức tín dụng với giá 0 đồng, thay vào đó là quy định cho phép phá sản ngân hàng (tổ chức tín dụng) được kiểm soát đặc biệt tại Điều 152.

Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ quyết định chủ trương phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo quy định. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Chính phủ quyết định chủ trương phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, Ban kiểm soát đặc biệt có trách nhiệm phối hợp với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam xây dựng phương án phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt trình Ngân hàng Nhà nước xem xét.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phương án phá sản, Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm xem xét, đánh giá tính khả thi của phương án, trình Chính phủ phê duyệt phương án phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

Phương án phá sản bao gồm các nội dung tối thiểu như: đánh giá thực trạng và quá trình xử lý tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được quyết định chủ trương phá sản; đánh giá tác động của việc thực hiện phương án phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đối với sự an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng; phương án chi trả tiền gửi của khách hàng là cá nhân; lộ trình thực hiện và trách nhiệm triển khai phương án phá sản.

Theo Điều 145 của luật này, các trường hợp tổ chức tín dụng được đặt vào diện kiểm soát đặc biệt là:

Mất, có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc mất, có nguy cơ mất khả năng thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng lớn hơn 50% giá trị của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất; hai năm liên tục bị xếp hạng yếu kém theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn quy định tại điểm b khoản 1 Điều 130 của luật này trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tỷ lệ an toàn vốn thấp hơn 4% trong thời hạn 6 tháng liên tục.

Ngân hàng Nhà nước quy định hình thức kiểm soát đặc biệt, thời hạn kiểm soát đặc biệt, gia hạn thời hạn kiểm soát đặc biệt, chấm dứt kiểm soát đặc biệt, công bố thông tin về việc kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng;…

Điều 151 quy định, Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ quyết định chủ trương chuyển giao bắt buộc tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt là ngân hàng thương mại cho bên nhận chuyển giao khi có đủ các điều kiện: giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ âm; Có đề nghị của bên nhận chuyển giao.

Trong trường hợp chưa cần thiết phải đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, Điều 130a quy định áp dụng can thiệp sớm đối với tổ chức tín dụng lâm vào một trong các trường hợp sau: Không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn quy định tại điểm b khoản 1 điều 130 của luật này trong thời hạn 6 tháng liên tục; không duy trì được tỷ lệ khả năng chi trả trong thời gian 3 tháng liên tục; Xếp hạng dưới mức trung bình theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản áp dụng can thiệp sớm của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước thực trạng, nguyên nhân, phương án khắc phục tình trạng quy định tại khoản 1 điều này và tổ chức triển khai thực hiện. Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài điều chỉnh phương án khắc phục nếu xét thấy cần thiết.

Thời hạn thực hiện phương án khắc phục tối đa không quá 1 năm, kể từ ngày có văn bản áp dụng can thiệp sớm của Ngân hàng Nhà nước.

Ngân Giang/Infonet

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
'Trùm' xe điện Trung Quốc đặt nhà máy sản xuất tại Phú Thọ
BYD, hãng xe điện lớn nhất Trung Quốc chọn Phú Thọ làm nơi đặt nhà máy sản xuất với quy mô khoảng 100ha. Tuy nhiên, kế hoạch khởi công xây dựng đang bị chậm cho chiến lược và thị trường xe điện đang chững lại.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Từ 15.1: Được phép phá sản ngân hàng