Biết em trai bị chấn thương sọ não nặng, bác sĩ nói khó có thể qua khỏi, chị Nga muốn hiến toàn bộ tạng của em trai mình để cứu người khác, nhưng gia đình không chịu vì muốn tập trung cứu chữa cho bệnh nhân. Chị Nga bắt đầu lo lắng, nếu chần chừ, em trai chị sẽ không còn cơ hội... cứu người

‘Tui lo lắng lắm, nếu chần chừ sợ nó không còn cơ hội cứu người’

Hồ Quang | 04/07/2018, 17:14

Biết em trai bị chấn thương sọ não nặng, bác sĩ nói khó có thể qua khỏi, chị Nga muốn hiến toàn bộ tạng của em trai mình để cứu người khác, nhưng gia đình không chịu vì muốn tập trung cứu chữa cho bệnh nhân. Chị Nga bắt đầu lo lắng, nếu chần chừ, em trai chị sẽ không còn cơ hội... cứu người

Dù em trai mất đến nay được hơn 1 tháng, nỗi buồn vẫn còn đó nhưng trong lòng chị Nguyễn Thị Hồng Nga (ngụ TP.HCM) vẫn luôn đong đầy một niềm tự hào. Chị tự hào về một quyết định đúng đắn của mình, cái chết của em trai chị vẫn còn có ý nghĩa, nhất là em trai chị vẫn còn hiện diện trên cõi đời này dù chỉ là một phần thân thể nào đó.

Chị Nga kể, em trai chị là Nguyễn Hy Na (30 tuổi) chạy xe Grabbike. Cuối tháng 5.2018 vừa qua, Na đón khách từ sân bay Tân Sơn Nhất đi Bình Dương, khi quay ngược về lại TP.HCM thì gặp tai nạn giao thông.

Lúc đó Na ngã xuống, đầu đập xuống đường và phần kính chắn ở mũ bảo hiểm bị vỡ đâm vào gây nên vết thương nặng ở đầu. Sau đó, em trai chị được đưa đến Bệnh viện ChợRẫy trong tình trạng nguy kịch. Tại đây, các bác sĩ chụp CTScanđầu và chẩn đoánNa bị chấn thương sọ não và chảy máu não, tiên lượng xấu, khó có khả năng quakhỏi.“Khi nghe các bác sĩ nói khó có hy vọng cứu sống em trai mình, lúc đó tui như rụng rời chân tay”, chị Nga nhớ lại.

Tuy nhiên sau một lúc “choáng”, chị Nga bắt đầu lấy lại cân bằng rồi lóe lên trong đầu mình suy nghĩ hay là hiến tạng của em trai để cứu sống những con người khác - những người có thể cứu sống, nếu có được tạng. Khi đem suy nghĩ của mình nói với các thành viên khác trong gia đình, chị lập tức bị mọi người phản đối.

“Nếu không đồng ý hiến tạng ngay bây giờ, đợi khi Na chết thì sẽ không còn cơ hội hiến nữa nên tui quyết thuyết phục gia đình”, chị Nga nói.

Cuối cùng những thuyết phục của chị đã được gia đình chấp thuận, rồi chị đứng ra ký đồng ý hiến tạng em trai cho Đơn vị điều phối ghép các bộ phận cơ thể người, Bệnh viện Chợ Rẫy để cứu người.

“Lúc tui bày tỏ ý định hiến tạng của em trai, các thành viên trong gia đình phản đối không đồng ý, chỉ muốn tập trung cứu chữa cho Na, chỉ khi nào không cứu được nữa thì mới nghĩ tới việc hiến tạng. Lúc đó tui lo lắng lắm, nếu chần chừ sợ nó không còn cơ hội cứu người. Nếu em trai tui chết mà cứu được người thì không những đem đến hạnh phúc cho những người được cứu sống mà một phần cơ thể của nó vẫn còn được sống trên đời” chị Nga trải lòng.

TS.BS Dư Thị Ngọc Thu – Trưởng Đơn vị điều phối ghép các bộ phận cơ thể người, Bệnh viện Chợ Rẫy chia sẻ về nguồn tạng lấy từ anh Na và ông Hinh để cứu những bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo khác - Ảnh: PV

TS.BS Dư Thị Ngọc Thu – Trưởng Đơn vị điều phối ghép các bộ phận cơ thể người, Bệnh viện Chợ Rẫy cho hay cùng thời điểm trên, Bệnh viện Chợ Rẫy cũng đón nhận một nguồn tạng khác từ người cho chết não là ông Phùng Văn Hinh (68 tuổi, ngụ ở huyện Định Quán, Đồng Nai) bị đột quỵ trong lúc đánh cờ tướng. Ông được gia đình đưa vào bệnh viện trong tình trạng hôn mê. Bác sĩnói tình trạng của ông Hinh khó cứu chữa được. Lúc này, gia đình đã đưa ông Hinh lên Bệnh viện Chợ Rẫy để hiến tạng, đúng như ý nguyện lúc trước của ông.

Bà Thu cho biết nhờ số tạng được hiến từ 2 người cho này mà bệnh viện đã cứu được 6 người, trong đó có4 người bị bệnh thận mãn tính và 2 người bị mù lòa lâu năm.

Trong 4 người bị bệnh thận mãn tính, có người đã phải chạy thận suốt 13 năm, có người tuổi đời còn rất trẻ. Ngay sau khi được ghép tạng, các bệnh nhân đều hồi phục rất tốt và đã được xuất viện.

“Không chỉ có người được nhận tạng mà bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy thực sự xúc động trước nghĩa cử cao đẹp của anh Na và ông Hinh. Chính tấm lòng của họ đã hồi sinh sự sống cho nhiều người bệnh hiểm nghèo”, bà Thu chia sẻ.

Theo bà Thu, tính đến hết tháng 6.2018 này, Bệnh viện Chợ Rẫy đã tiếp nhận được 24 người chết não hiến tạng. Với số tạnghiến từ những người chết não trên, bệnh viện đã ghép gan, ghép thận, ghép tim, ghép giác mạc... thành công cứu sống gần 80 bệnh nhân từ cõi chết trở về.

Hồ Quang

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
một giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
‘Tui lo lắng lắm, nếu chần chừ sợ nó không còn cơ hội cứu người’