Thanh tra không có đủ điều kiện và quyền hạn để làm rõ số sữa bị chuyển ra ngoài vào giữa đêm tại Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ mồ côi khuyết tật tỉnh Đồng Nai, chính vì thế cần cơ quan công an vào cuộc để làm rõ hành vi này có vi phạm pháp luật hay không? Đó là quan điểm của luật sư Nguyễn Quynh (Đoàn luật sư TP.HCM) về vụ việc này.

Tuồn sữa ra ngoài TT Nuôi dưỡng trẻ mồ côi khuyết tật giữa đêm: Công an cần vào cuộc

Hồ Đông | 22/12/2016, 17:26

Thanh tra không có đủ điều kiện và quyền hạn để làm rõ số sữa bị chuyển ra ngoài vào giữa đêm tại Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ mồ côi khuyết tật tỉnh Đồng Nai, chính vì thế cần cơ quan công an vào cuộc để làm rõ hành vi này có vi phạm pháp luật hay không? Đó là quan điểm của luật sư Nguyễn Quynh (Đoàn luật sư TP.HCM) về vụ việc này.

Theo báoPhụ nữ Onlinephản ánh, trong hai đoạn clip mà báo thu thập được (quay vào đêm 24.8.2016 và đêm 5.9.2016) thể hiện rõ cảnh bàVõ Thị Tuyết Hồng - Phó giám đốc và bà Trần Thị Thủy - thủ kho của Trung tâm (TT)tự tay khuân các thùng hàng (được cho là sữa) từ kho ra xe riêng trong đêm. Có lúc, bà Thủy còn dùng xe lăn chất hàng để vận chuyển. Sau đó, bà Hồng tự lái xe chở hàng ra đường Dương Minh Châu (đoạn gần Bưu điện tỉnh Đồng Nai) và chuyển sang chiếc xe Camry màu đen do một phụ nữ khác cầm lái.

Trước đó có nhiều phản ánhcủa mạnh thường quân cho rằng hai ngườitrên đã nhiều lần chuyển hàng do các cá nhân, tập thể trao tặng cho TT ra ngoài một cách không rõ ràng. Thậm chí có một sốcán bộ làm việc tại TT cho biết, số quà tặng cho TT khá nhiềusong không được công khai cụ thể. Số hàng củacác mạnh thường quân được tới với hơn 50 trẻ mồ côi, khuyết tật của TT không được là bao.

Ngày 19.12, trả lời với báo chí, ôngVăn Tịnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai, và cấp phó là ông Hồ Văn Lộc đều cho rằng sự việc báo chí phản ánh là có nhưng chưa đúng bản chất. Hai ông này đều cho rằng số hàng mà bà Hồng, Thủy chuyển đi trong đêm là sữa đã hết hạn sử dụng. Ông Lộc cho biết đã có họp bàn và kiểm điểm bà Hồng về vấn đề này, sau đó sẽ chính thức đưa ra quyết định kỷ luật.

Trả lời trực tiếp với báo chí, bà Hồng thừa nhận có vận chuyển 27 thùng sữa (nhưng khẳng định đã hết hạn) đi tiêu hủy. Bà cho rằng việc làm của mình đã có họp bàn tại TT và thống nhất cách xử lýnói trên với số sữa được cho là hết hạn.

Về phần mình, luật sư Nguyễn Quynh nêu quan điểm: “Vụ việc này cơ quan điều tra phải vào cuộc, điều tra làm rõ nhân chứng, vật chứng... qua đó có kết luận cụ thể sự việc. Hành vi lén lút đưa tài sản của TT ra ngoài là bao nhiêu, có giá trị bao nhiêu phải được cơ quan có thẩm quyền làm rõ chứkhông đơn giảnchỉ từ lời khai của người trong cuộc để đảm bảo tính khách quan. Ngoài ra, phải kiểm kê tài sản, tài sản trong vụ việc hiện đang ở đâu, có đúng trong tình trạng quá hạn như lời bà Hồng nói hay không?”.

Cũng theo luật sư Quynh, thanh tra không có đủ điều kiện và quyền hạn để làm rõ số sữa bị chuyển ra ngoài vào giữa đêm tại TT, chính vì thế cần cơ quan công an vào cuộc để làm rõ hành vi này có vi phạm pháp luật hay không? Ngoài ra, việc bà Hồngtự ý hay đã được sự đồng ý của tập thể trong việc tiêu huỷ sữa cũng cần được làm rõ. Vụ việc này tuy số tài sản không lớn, nhưng ảnh hưởng hết sức tiêu cực đến TT này cũng như lòng tin của không ít mạnh thường quân vào công tác từ thiện đối TT nói riêng và các TT khác nói chung.

Điều 278. Tội tham ô tài sản

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Gây hậu quả nghiêm trọng;

b) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;

c) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

Điều 138 Bộ Luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung ngày 19.6.2009 thì tội trộm cắp tài sản được quy định như sau:

1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Hồ Đông
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
6 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tuồn sữa ra ngoài TT Nuôi dưỡng trẻ mồ côi khuyết tật giữa đêm: Công an cần vào cuộc