Thành ủy TP.HCM yêu cầu phải xác định mục tiêu hoàn thành xây dựng và đưa vào khai thác vận hành metro Bến Thành - Suối Tiên trong quý 4/2021. Trong khi đó, tuyến metro Bến Thành - Tham Lương khởi công các gói thầu xây lắp chính vào năm 2021, đưa vào khai thác cuối năm 2026.

Tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên sẽ vận hành vào quý 4/2021

Phan Thị Diệu | 30/11/2019, 06:02

Thành ủy TP.HCM yêu cầu phải xác định mục tiêu hoàn thành xây dựng và đưa vào khai thác vận hành metro Bến Thành - Suối Tiên trong quý 4/2021. Trong khi đó, tuyến metro Bến Thành - Tham Lương khởi công các gói thầu xây lắp chính vào năm 2021, đưa vào khai thác cuối năm 2026.

Thành ủy TP.HCM vừa có chỉ thị chỉ đạo tăng cường trách nhiệm người đứng đầu, xây dựng cơ chế phối hợp hiệu quả để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 Bến Thành - Suối Tiên và tuyến số 2 Bến Thành - Tham Lương.

Theo đó, Ban Thường vụ Thành ủy yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng phải quán triệt, nhận thức sâu sắc các dự án đường sắt đô thị là dự án ưu tiên trong các dự án ưu tiên. Đây cũng dự án cấp bách của lĩnh vực giao thông, góp phần giảm ùn tắc giao thông, giảm tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố.

Do đó, cần tập trung mọi nguồn lực, chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm nhằm đảm bảo tiến độ dự án thực hiện theo kế hoạch đề ra. Thành ủy TP.HCM yêu cầu phải xác định mục tiêu hoàn thành xây dựng và đưa vào khai thác vận hành metro Bến Thành - Suối Tiên trong quý 4/2021. Trong khi đó, tuyến metro Bến Thành - Tham Lương hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng chậm nhất tháng 6.2020, khởi công các gói thầu xây lắp chính vào năm 2021, đưa vào khai thác cuối năm 2026.

Thành ủy TP.HCM cũng giao Ban cán sự đảng UBND TP.HCM chỉ đạo UBND TP tổ chức giao ban định kỳ hàng tuần để thường xuyên rà soát tiến độ thực hiện từng nhiệm vụ, đầu việc cụ thể đã đề ra. Đồng thời, chỉ đạo giải quyết hoặc tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết ngay những vấn đề phát sinh, các khó khăn, vướng mắc do chủ đầu tư, các sở, ngành, UBND các quận có liên quan kiến nghị.

UBND TP cũng cần kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành liên quan cho phép áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù để giải quyết hài hòa các xung đột pháp lý giữa quy định của pháp luật Việt Nam với quy định trong Hiệp định ký kết với nhà tài trợ. Cạnh đó, đôn đốc quyết liệt các bộ, ngành Trung ương xem xét, giải quyết các kiến nghị của thành phố liên quan các dự án đường sắt đô thị. Chủ động mời các nhà tài trợ vốn, bộ, ngành Trung ương giao ban định kỳ hàng tháng để giải quyết, tháo gỡ nhanh nhất các khó khăn, vướng mắc phát sinh.

Thành phố xây dựng cơ chế phối hợp rõ ràng, hiệu lực, hiệu quả giữa chủ đầu tư, các nhà thầu, các sở, ngành và UBND các quận có liên quan trong việc xây dựng và giao kế hoạch tiến độ hàng năm, hàng quý, hàng tháng và hàng tuần. Thủ trưởng các sở, ngành, chủ tịch UBND các quận có liên quan chỉ đạo bố trí, trưng tập cán bộ có năng lực, kinh nghiệm tốt nhất để phục vụ giải quyết các nhiệm vụ liên quan 2 dự án đường sắt đô thị.

Song song đó, UBND TP khẩn trương xem xét, phê duyệt cơ chế tài chính đặc thù của Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM giai đoạn 2020 - 2022 và định hướng đến năm 2030. Đồng thời, xây dựng cơ chế thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, chế độ đãi ngộ cho các vị trí việc làm đòi hỏi trình độ cao, chuyên môn giỏi và có kinh nghiệm trong lĩnh vực đường sắt đô thị. Việc này để áp dụng cho Ban Quản lý Đường sắt đô thị, Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1, đảm bảo cơ chế đãi ngộ cao hơn so với mặt bằng chung hiện nay, tạo động lực thu hút nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn giỏi trong lĩnh vực đường sắt đô thị.

Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND các quận có liên quan tuyên truyền, vận động các hộ dân trong khu vực giải tỏa hiểu, thông suốt và chấp hành công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, bàn giao mặt bằng cho dự án đúng tiến độ và không để tái lấn chiếm mặt bằng của dự án.

Về nguồn vốn, Đảng đoàn HĐND TP.HCM lãnh đạo HĐND TP đảm bảo cân đối bố trí đủ nguồn vốn từ ngân sách thành phố để triển khai các dự án đường sắt đô thị.

Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
'Trùm' xe điện Trung Quốc đặt nhà máy sản xuất tại Phú Thọ
BYD, hãng xe điện lớn nhất Trung Quốc chọn Phú Thọ làm nơi đặt nhà máy sản xuất với quy mô khoảng 100ha. Tuy nhiên, kế hoạch khởi công xây dựng đang bị chậm cho chiến lược và thị trường xe điện đang chững lại.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên sẽ vận hành vào quý 4/2021