Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thậm chí chịu lỗ khi bán hàng trong siêu thị ngoại, nhưng các doanh nghiệp Việt vẫn phải 'cố đấm ăn xôi' để giữ thương hiệu. Bởi vì đây vẫn được xem là kênh phân phối lớn, quan trọng mà doanh nghiệp không thể bỏ qua trong quá trình phát triển sản phẩm và thương hiệu.

Tỷ lệ hàng Việt trong siêu thị ngoại có còn ở ngưỡng an toàn?

tuyetnhung | 04/08/2019, 08:11

Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thậm chí chịu lỗ khi bán hàng trong siêu thị ngoại, nhưng các doanh nghiệp Việt vẫn phải 'cố đấm ăn xôi' để giữ thương hiệu. Bởi vì đây vẫn được xem là kênh phân phối lớn, quan trọng mà doanh nghiệp không thể bỏ qua trong quá trình phát triển sản phẩm và thương hiệu.

Hiện nay, các siêu thị ngoại đang chiếm thị phần lớn ở Việt Nam, năm 2015 thị phần khối ngoại đã chiếm đến hơn 58%, còn khối nội chỉ còn hơn 40%. Dự báo đến năm 2020, ngành bán lẻ hiện đại của khối ngoại sẽ đạt 187.000 tỉ đồng doanh thu, còn khối nội thì vào khoảng 71.400 tỉ đồng, tương ứng với thị phần 72,4% và 27,6%.

Hàng loạt các siêu thị lớn như: Lotte Mart, Aeon, Big C, Citi Mart… đang ngày càng trở nên quen thuộc với người tiêu dùng, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Do đó, các siêu thị ngoại thực sự có vai trò quan trọng trong kênh phân phối nội địa và tạo ra được sức ép đối với các doanh nghiệp sản xuất muốn phân phối hàng hóa vào hệ thống của họ.

Sự tăng tốc của thị trường bán lẻ đang dần rơi vào tay các doanh nghiệp nước ngoài với hơn 1/2 doanh thu. Tuy nhiên, trong các khu bán lẻ này, hàng Việt không phải không có cơ hội tham gia.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, hàng Việt tại các hệ thống siêu thị trong nước luôn đạt ở tỉ lệ từ 90% trở lên. Cụ thể như Saigon Co.opmart (90-93%), Satra (90-95%), Vissan (95%), Lotte (82%), AEON (80%)... Điều này là minh chứng rõ nét cho việc hàng hóa Việt Nam đang dần chiếm lĩnh được thị trường nội địa trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay.

Đối với kênh bán lẻ truyền thống, tỷ lệ hàng Việt tại các chợ, cửa hàng tiện lợi chiếm tỷ lệ từ 60% trở lên. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ từ năm 2009 đến nay đều có mức tăng trưởng khoảng 10% mỗi năm (đặc biệt trong các năm 2018, 2017, 2016 tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ lần lượt ở các mức 11,7%, 10,9%, 10,2%).

Một số ngành hàng sản xuất Việt Nam có thế mạnh đã tăng tỷ lệ nội địa hóa và hàm lượng khoa học công nghệ trong sản phẩm (tỷ lệ nguyên phụ liệu nội địa của ngành dệt may chiếm khoảng 50%, tỷ lệ nội địa hóa ngành da giầy chiếm khoảng 40-50%...).

Hàng Việt trong siêu thị nội vẫn chiếm thế mạnh, còn trong siêu thị ngoại thì sao?Đại diện Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam cho biết hiện nay, trong các siêu thị ngoại, tỷ lệ hàng Việt Nam vẫn cao hơn hàng ngoại nhập. Cụ thể là hàng Việt chiếm tỉ lệ cao từ 60% trở lên.

Tỷ lệ trên được đánh giá ở mức ổn định trên sân nhà. Tuy nhiên, tính bền vững thì chưa thực sự hiện hữu khi việc đưa hàng Việt vào siêu thị ngoại đang gặp nhiều khó khăn. Ví dụ như việc doanh nghiệp phải chịu mức chiết khấu rất cao, nhiều doanh nghiệp phải chịu mức chiết khấu trung bình 17-20%, thậm chí 25% vào siêu thị ngoại khiến doanh nghiệp phải chịu lỗ với hàng loạt các loại phí như: phí trưng bày, mở mã, quầy kệ, marketing, thưởng doanh số, hỗ trợ các hoạt động khuyến mại, khai trương, sinh nhật siêu thị… Vô hình trung, siêu thị buộc doanh nghiệp phải tăng giá bán.

Trước thực trạng trên, giới chuyên gia cho rằng cần thiết phải có tỷ lệ hàng Việt trong siêu thị ngoại, để thương hiệu Việt luôn có vị thế và đứng vững trên sân nhà.

Tại một số nước ở khu vực châu Á như: Ấn Độ, Indonesia…, chính phủ đã đưa ra những quy định về tỉ lệ hàng nội địa phân phối trong các siêu thị.

Cụ thể, tại Ấn Độ, giới chức địa phương yêu cầu các hệ thống bán lẻ nước ngoài phải bày bán 30% số hàng hóa được sản xuất tại Ấn Độ. Đặc biệt là hàng hóa từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hợp tác xã nông nghiệp.

Tại Indonesia, để hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất trong nước cạnh tranh với hàng nhập khẩu giá rẻ từ các nước khác, Bộ Thương mại Indonessia đã đưa ra những quy định chặt chẽ về việc bán hàng nội địa.

Theo đó, Indonessia quy địnhtừ năm 2913, các trung tâm mua sắm và cửa hàng bán lẻ hiện đại cần đảm bảocác sản phẩm sản xuất nội địa sẽ chiếm 80% số lượng hàng hóa được giao dịch. Trong một số trường hợp đặc biệt, các nhà bán lẻ được phân phối lượng hàng nội địa thấp hơn. Tuy nhiên, những trường hợp này phải được Bộ Thương mại cấp phép.

Tại Việt Nam, Bộ Công Thương cho biếthiện chưa có bất kỳ quy định cụ thể nào về tỷ lệ phân phối hàng nội địa tại tất cả các chuỗi siêu thị nước ngoài.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
'Trùm' xe điện Trung Quốc đặt nhà máy sản xuất tại Phú Thọ
BYD, hãng xe điện lớn nhất Trung Quốc chọn Phú Thọ làm nơi đặt nhà máy sản xuất với quy mô khoảng 100ha. Tuy nhiên, kế hoạch khởi công xây dựng đang bị chậm cho chiến lược và thị trường xe điện đang chững lại.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tỷ lệ hàng Việt trong siêu thị ngoại có còn ở ngưỡng an toàn?