Dù Trung Quốc khủng hoảng năng lượng than nhưng họ quyết không nhập lại than của Úc sau khi quan hệ ngoại giao hai nước rơi vào căng thẳng, đặc biệt sau thỏa thuận AUKUS

Úc theo Mỹ, Bắc Kinh tự ái càng làm Trung Quốc khủng hoảng năng lượng

Anh Tú | 05/10/2021, 10:38

Dù Trung Quốc khủng hoảng năng lượng than nhưng họ quyết không nhập lại than của Úc sau khi quan hệ ngoại giao hai nước rơi vào căng thẳng, đặc biệt sau thỏa thuận AUKUS

Theo ngân hàng đầu tư Mizhuo, Trung Quốc cần tăng cường cung cấp than để tránh suy giảm kinh tế trong quý này, nhưng mối quan hệ băng giá của Bắc Kinh với Úc có thể gây khó khăn cho điều đó, theo ngân hàng đầu tư Mizhuo.

Trung Quốc khủng hoảng năng lượng, mà cụ thể là đang đối mặt với tình trạng thiếu điện do sự kết hợp của nhiều yếu tố. Chúng bao gồm: thời tiết khắc nghiệt, nhu cầu sản xuất hàng xuất khẩu của Trung Quốc tăng cao và nỗ lực quốc gia nhằm giảm lượng khí thải carbon, như Chủ tịch Tập Cận Bình đã đề ra.

Trung Quốc là một cường quốc công nghiệp và là nước thải ra lượng khí cacbonic lớn nhất hành tinh. Quốc gia này sản xuất phần lớn điện năng bằng cách đốt than nhưng lượng than tồn kho của các nhà máy điện lớn đã ở mức thấp nhất trong 10 năm vào tháng 8.

Vishnu Varathan, trưởng bộ phận kinh tế và chiến lược của bộ phận ngân khố châu Á và châu Đại Dương tại Ngân hàng Mizuho đánh giá: "Trong khi rõ ràng Trung Quốc cần nhiều than đá nhất có thể để ngăn chặn đà suy thoái kinh tế (quý 4) do tình trạng thiếu điện kéo dài, thì căng thẳng địa-chính trị với Úc, vốn là nguồn cung cấp than nhiệt lượng cao thuận tiện nhất, lại càng khiến vấn đề phức tạp".

Cuối năm ngoái, Trung Quốc đã ngừng mua than từ Úc do căng thẳng thương mại giữa hai nước tăng cao, sau khi Úc ủng hộ lời kêu gọi điều tra quốc tế về việc xử lý coronavirus của Trung Quốc.

Do đó, Trung Quốc đã quay sang Indonesia, Mông Cổ, Nga và các nước khác để cố gắng bù đắp sự thiếu hụt. Năm ngoái, các báo cáo cho biết các công ty khai thác than Indonesia đã ký một thỏa thuận cung cấp trị giá 1,5 tỉ USD với Trung Quốc.

Varathan cho biết Indonesia có vị thế tốt để hưởng lợi từ nhu cầu than của Trung Quốc, nhưng đáng tiếc là khả năng đáp ứng của Indonesia chỉ có hạn. Do vậy, Trung Quốc đối mặt với rủi ro trong việc mua sắm than cấp tốc do nhiều rào cản từ khả năng hậu cần và các khâu thủ tục chồng chéo. Varathan nói: “Điều đó có nghĩa là sự trì trệ trong hoạt động kinh tế và những sai sót của người tham gia trong chuỗi cung ứng khu vực khó có thể tránh được”.

Khi các nguồn cung không ổn định, đáng ra Trung Quốc có thể tìm cách làm dịu trong quan hệ với Úc để nối lại nguồn than nhưng thỏa thuận AUKUS gần đây như một đòn giáng mạnh vào ý định manh nha làm lành với Úc. Thỏa thuận AUKUS cho thấy Úc đã nghiêng hẳn về phía Mỹ trong cuộc tranh giành ảnh hưởng tại Thái Bình Dương và bị truyền thông Trung Quốc lên án mạnh mẽ. Rất khó để hai nước Úc – Trung Quốc chìa tay làm ăn lúc này, kể cả khi Trung Quốc đang gặp vấn đề về năng lượng.

Cho đến nay, các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh không đưa ra bất kỳ dấu hiệu nào về việc Trung Quốc có tiếp tục nhập khẩu than của Úc hay không. Các báo cáo truyền thông tuần trước cho biết các công ty Ấn Độ đã mua được khoảng 2 triệu tấn than Úc với giá chiết khấu đang nằm trong kho đợi xuất cho Trung Quốc. Điều đó có nghĩa là Úc cũng đã chuyển dịch khách hàng nhập khẩu than chứ không còn mặn mà chờ Trung Quốc "nghĩ lại".



Áp lực lạm phát

Một số ngân hàng đã hạ triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc do cuộc khủng hoảng quyền lực. Theo Varathan, nhiều nhà quan sát tỏ ra lo lắng về một "cú sốc giá năng lượng ở mức độ đáng kể".

Theo Kevin Xie, chuyên gia kinh tế cấp cao về châu Á tại Commonwealth Bank of Australia, Trung Quốc có thể tăng giá nhiều mặt hàng xuất khẩu, dẫn đến lạm phát tiêu dùng ở các nền kinh tế khác.

Theo ông Xie, việc hạn chế cung cấp điện sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế và làm trầm trọng thêm tình trạng suy thoái do các vấn đề trong lĩnh vực xây dựng nhà ở của Trung Quốc gây ra.

Ông Xie nói thêm: "Các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi việc phân bổ điện. Tỷ trọng tổng hợp của khu vực công nghiệp ở các tỉnh bị ảnh hưởng từ việc phân bổ năng lượng, là khoảng 14% GDP của Trung Quốc".

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
'Trùm' xe điện Trung Quốc đặt nhà máy sản xuất tại Phú Thọ
BYD, hãng xe điện lớn nhất Trung Quốc chọn Phú Thọ làm nơi đặt nhà máy sản xuất với quy mô khoảng 100ha. Tuy nhiên, kế hoạch khởi công xây dựng đang bị chậm cho chiến lược và thị trường xe điện đang chững lại.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Úc theo Mỹ, Bắc Kinh tự ái càng làm Trung Quốc khủng hoảng năng lượng