Nhà phân tích Patrick Wong của Bloomberg Intelligence cho biết việc đình chỉ Cổ phiếu của Evergrande có thể liên quan đến việc xử lý tài sản lớn hoặc tái cơ cấu vốn của công ty.
Tập đoàn bất động sản khổng lồ Trung Quốc Evergrande đã đình chỉ giao dịch cổ phiếu của mình tại Hồng Kông vào sáng nay 4.10 để chờ thông báo về một "giao dịch lớn", giữa bối cảnh công ty đang vật lộn trong biển nợ và đối mặt với một vụ vỡ nợ.
Việc dừng giao dịch diễn ra khi các báo cáo cho biết Hopson Development Holdings đã lên kế hoạch mua 51% cổ phần trong chi nhánh dịch vụ bất động sản của Evergrande.
Evergrande tuyên bố tại giao dịch chứng khoán Hồng Kông: "Theo yêu cầu của Công ty, giao dịch cổ phiếu của Công ty bị tạm dừng vào lúc 9:00 sáng ngày 4.10.2021 để chờ Công ty phát đi một thông báo có chứa thông tin nội bộ về một giao dịch lớn",.
Tuyên bố của Evergrande cũng nêu giao dịch ở Hopson cũng bị đình chỉ "trong khi chờ phát đi (các) thông báo liên quan đến một giao dịch lớn".
Nhà phân tích Patrick Wong của Bloomberg Intelligence cho biết việc đình chỉ có thể liên quan đến việc xử lý tài sản lớn hoặc tái cơ cấu vốn.
Các quan chức của Evergrande đã phải vật lộn để đối phó với cuộc khủng hoảng khiến công ty phải gánh khoản nợ hơn 300 tỉ USD, làm dấy lên lo ngại về một hiệu ứng sụp đổ với nền kinh tế Trung Quốc, thậm chí có thể lan ra toàn cầu.
Tuần trước, Evergrande cho biết họ sẽ bán 1,5 tỉ USD cổ phần trong một ngân hàng Trung Quốc trong khu vực để huy động vốn cần thiết, vì ngân hàng này gặp khó khăn trong việc trả lãi cho các trái chủ.
Bắc Kinh đã giữ im lặng về sự suy thoái của đế chế bất động sản, nhưng truyền thông nhà nước đã định hướng để mọi người có ý thức về một công ty tư nhân lớn lên nhờ nợ nần trong những năm bùng nổ của bất động sản Trung Quốc.
Vào 29.9, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cho biết lĩnh vực tài chính của nước này phải đáp ứng các mục tiêu "bình ổn giá nhà đất" và "kiên quyết không sử dụng bất động sản như một biện pháp kích thích kinh tế ngắn hạn". Ngân hàng cũng nhấn mạnh rằng "nhà được sử dụng để ở, không phải đầu cơ".
Các cơ quan quản lý nhà nước cũng đã cử một nhóm cố vấn tài chính để đánh giá công ty, theo báo cáo.
Còn ban lãnh đạo của Evergrande đã thuê các chuyên gia gồm cả công ty dịch vụ tài chính Houlihan Lokey - công ty đã tư vấn về việc tái cấu trúc Lehman Brothers khi nó chìm trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu - để tránh sự sụp đổ.
Jeffrey Halley của OANDA cho biết: “Vẫn còn rất ít thông tin từ Chính phủ Trung Quốc về số phận của Evergrande, mặc dù việc tháo dỡ công ty một cách từ tốn và ổn định dường như là hướng đi dễ được chọn nhất lúc này”.
Tháng trước, công ty đã đồng ý một thỏa thuận trả lãi cho một trái phiếu trong nước nhưng không có tin tức về việc hoàn trả cho hai trái phiếu nước ngoài, mặc dù chỉ có thời gian ân hạn 30 ngày trước khi được coi là vỡ nợ.
Evergrande cũng đến hạn thanh toán vào một khoản vay nước ngoài khác vào hôm nay,và nó chỉ có thời gian ân hạn 5 ngày. Điều đó càng làm dấy lên lo ngại rằng công ty có thể sớm vỡ nợ.
Cuộc khủng hoảng thanh khoản đã gây ra sự giận dữ của công chúng và là nổ ra các cuộc biểu tình hiếm hoi bên ngoài các văn phòng của Evergrande ở Trung Quốc khi các nhà đầu tư và nhà thầu đòi lại tiền của họ.
Tập đoàn Evergrande đã thừa nhận phải đối mặt với "những thách thức chưa từng có" và cảnh báo rằng họ có thể không thể xử lý được các khoản nợ của mình.