Tạp chí The Atlantic ngày 12.9 đã đăng bài viết nhận định thành phần người Mỹ gốc Á tham gia bỏ phiếu bầu cử tổng thống Mỹ ngày càng tăng và ngày càng được các ứng cử viên tổng thống o bế. Chỉ có điều hiếm có nhà chính trị gốc Á nào hoạt động trên chính trường Mỹ.
Câu chuyện của bà Mya Mya Thant Gyi
Bà Mya Mya Thant Gyi sinh năm 1917 tại Pakkoku của Myanmar. Bà tới tuổi trưởng thành cũng là lúc các phong trào đấu tranh chống đế quốc Anhgiành độc lập tự chủ nổi lên.Khi bà nhập cư vào Mỹ năm 1965, bà không chỉ tập thích nghi với cuộc sống của một công dân Mỹ mà bà còn làm quen với nền chính trị ở đây. Tại Mỹ, bà tiếp tục quan tâm và hoạt động tích cực trong phong trào ủng hộ dân chủ ở Myanmar
Thế nhưng mặt trận chính trị mà bà quan tâm nhiều nhất không phải là Myanmar mà là Mỹ. Bà đọc tất cả các báo, nghe hết các bản tin truyền hình, đưa ra quan điểm về tất cả các nhân vật lớn trên trường chính trị, từ Karl Rove đến Julian Castro.
Thậm chí đến lúc gần cuối đời vào mùa hè năm ngoái, điều cuối cùng bà nói lúc ở bệnh viện là viễn cảnh khi Donald Trump đắc cử tổng thống (điều mà bà không tin có thể xảy ra)và Phó tổng thống John Biden sẽtrở thành ứng cử viên cho vị trí này (điều mà bà hết sức mong muốn).
Tuy nhiên, cho dù bà Mya Mya Thant Gyi có hết lòng ủng hộ các nhà chính trị mà bà ngưỡng mộ hay dành bao nhiêu quan tâm đối với chính trị Mỹ đi chăng nữa thì bà chưa bao giờ mong đợi sẽ được gặp họ.Không một ai trong số những người bà ngưỡng mộ từng nói chuyện với bà, một người nhập cư châu Á, trong bất kỳ trường hợp đặc biệt nào. Trong các buổi diễn thuyết, không hề có chính sách nào quan tâm đến những người như bà. Trên thực tế, có rất ít nhà chính trịnhận thức được sự tồn tại của bà và những người gốc Ánhư bà.
Trung tâm phục vụ cử tri người Việt ở Houston - Ảnh: BPOS-Houston
Tình trạng nàyvẫn còn tiếp diễn cho đến hiệnnay. Người Mỹ gốc Á, một bộ phận dân số đa dạng với vốn ngoại ngữ dồi dào và có tỉ lệ cử tri ngày càng tăng, hầu như vẫn còn vô hình trên các cuộc tranh luận chính trị Mỹ.Giống như hầu hết các nhóm cử tri khác trong hệthống bầu cử ở Mỹ, cái mác “người châu Á” ẩn chứa sự đa dạng giữa các dân tộc, thậm chí dẫn đến nhận thức sai lầm về sự khác biệt đáng kể của “người châu Á” và “người Tây Ban Nha”.
Người châu Á được xem như người có tư tưởng độc lập, không theo ý thức hệ nào và thành công về kinh tế. Họ có thể là cử tri nhưng họ lạikhông được xem như thuộc đảng chính trị có tầm ảnh hưởng rộng rãi mặc dù có rất nhiều người Mỹ gốc Á nổi bật được bầu làm lãnh đạo.
Cộng đồng gốc Á dần dần được chú ý hơn
Từ trước đến nay, tiếng nói của các bộ phận thiểu số luôn không được coi trọng. Tuy nhiên,cuộc bầu cử tổng thống Mỹ lần này lại hết sức quan tâm đến các cộng đồng luôn đứng bên lề xã hộitrước đó như cộng đồng người gốc Mỹ Latinh, cộng đồng người da màu và cộng đồng người đồng tính.
Vào ngày 3.9 ( giờ địa phương), ông Donald Trump đã có chuyến thăm Great Faith Ministries, một nhà thờ của người da màu ở Detroit.Ông muốn làm giảm căng thẳng với cộng đồng người Mỹ gốc Phi sau hàng loạt các phát ngôn gây phẫn nộ của ông về người da màu cũng như minh chứng với các cử tri da trắng rằng ông không phải một người phân biệt chủng tộc.
Ông Donald Trump đến thăm nhà thờcủa người da màu ở Detroit ngày 3.9- Ảnh: AP
BàHillary Clinton đã đặc biệt lưu ý chuyện ông Trump vận động các cử tri thuộc cộng đồng thiểu số và bà đã nỗ lực để tranh thủ sự ủng hộ của các cử tri người Mỹ gốc Tây Ban Nha.
Tháng 8 vừa qua, đội ngũ chiến dịch tranh cử của bà Clinton đã tiết lộ bà sẽ cố gắng giành phiếu bầu của các cử tri người Mỹ Latinh ở các bang chưa chắc chắn như Georgia, Bắc Carolina và Pennsylvania với hy vọng sự ủng hộ này có thể chuyển thànhcác bang trung lập và các bang ủng hộ đảngCộng hòa thành các bang ủng hộ đảngDân chủ.
Ông Lorella Praeli, người phụ trách chỉ đạo chiến dịch tiếp cận cộng đồng Mỹ Latinh của bà Clinton, cho biết: “Tại các bang vốn không được chú ý tới trong chiến dịch tranh cử truyền thống, bạn không thể cho rằng giành được sự ủng hộ của cộng đồng Mỹ Latinh là điều tất nhiên".
Ông giải thích: "Một khi bạn quyết định từng bang, 2% hay 4%, bạn phải dựa vào các bang này. Bạn cần phải giao tiếp với họ bằng ngôn ngữ của họ. Bạn cần đủ tinh tế khi bàn luận về những vấn đề mà họ quan tâm ở bang của họ”.
Vậy tại sao giữa lúc các cử tri thiểu số hết sức được quan tâm như thế, người Mỹ gốc Á vẫn không thể chiếm tỉ lệ nhiều hơn trong diện mạo chính trị Mỹ?Câu trả lời rõ ràng chỉ đơn giản nằm ở các con số. Người Mỹ gốc Á chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ trong số cử tri đi bầu (4% trong năm 2016 theo thống kê của Viện nghiên cứu Pew) so với người da màu (12%) hay người gốc Tây Ban Nha (12%).
Tuy nhiên, điều này đang dần thay đổi. Pew đưa ra kết luận rằng bộ phận dân cư có tỉ lệ cử tri đi bầu tăng nhanh nhất là người gốc Á, tăng nhanh gấp 4 lần so với bất kỳ nhóm nhân khẩu học nào từ năm 2000 đến nắm 2010.
Phiếu bầu của cử trigốc Á là hiệp phụ quyết định
Chiến dịch của bà Clinton tập trung vào phiếu bầu của các cử tri người Mỹ gốc Tây Ban Nha để giành thắng lợi. Tuy nhiên, phiếu bầu từ các cử tri người Mỹ gốc Á cũng là một nhân tố được chú ý trong chiến dịch của bà.
Phiếu bầu này sẽ đóng vai trò quan trọng và có thể là “hiệp phụ” để quyết định người chiến thắng ở các bang dao động (bang có chênh lệch tỉ lệ ủng hộ giữa hai đảng không cao và khó có thể xác định được người chiến thắng) như Bắc Carolina, nơi có số người Mỹ gốc Á tham gia bầu cử trong toàn bang tăng 130% từ năm 2006 đến năm 2014. Một ví dụ khác là bang Virginia với tỉ lệ người Mỹ gốc Á chiếm 7% dân số.
Bà Hillary Clinton tiếp xúc với các cử tri gốc Á - Ảnh: US News
Tại Neveda, dữ liệu điều tra dân số năm 2015 cho thấy tỉ lệ người gốc Á, người Alaska và người dân ở các đảo thuộc Thái Bình Dương chiếm 10,9%. Đây là một con số đáng lưu ý nếu tính đến tỉ lệ người Mỹ gốc Tây Ban Nha ở Neveda chiếm 28,1% và người Mỹ gốc Phi chiếm 9,3% (không có gì ngạc nhiên khi các cử tri gốc Á đã giữ vai trò quan trọng để Thượng nghị sĩ Harry Reid tái đắc cử năm 2010).
Điều chắc chắn ở đây là góc nhìn cho rằng người gốc Á vẫn còn vô hình trong hệ thống bầu cử Mỹ là chính xác. Lý do trên thực tế, quyền lực của bộ phận người châu Á là một điều tương đối mới.
Từ năm 2000 đến năm 2010, số dân Mỹ gốc Á ở Bắc Carolina tăng 85%.Làn sóng người Mỹ gốc Á ở Nevada trải qua đợt tăng mạnh nhất trong năm 2000 đến năm 2010, tăng gấp đôi so với trước đó.
Trong khi đó, ở Virginia, trong cùng mốc thời gian trên, số dân gốc Á tăng 70%.Có thể thấy, không như các phiếu bầu đến từ những người gốc Tây Ban Nha và gốc Phi, sức mạnh của các cử tri người gốc Á chỉ mới được nhận ra gần đây.
Gia Khang