Khi chính quyền Trump áp đặt các lệnh trừng phạt đối với 11 quan chức cấp cao của Hồng Kông, bao gồm cả đặc khu trưởng Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) cách đây hơn tuần, phản ứng của các cá nhân bị tác động rất khác nhau, từ bác bỏ đến chế nhạo. Tuy nhiên, các ngân hàng và cơ quan tài chính của Trung Quốc thì không dám tự mãn như vậy.

USD - vũ khí tối thượng của Mỹ đang là ác mộng với Trung Quốc

22/08/2020, 13:36

Khi chính quyền Trump áp đặt các lệnh trừng phạt đối với 11 quan chức cấp cao của Hồng Kông, bao gồm cả đặc khu trưởng Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) cách đây hơn tuần, phản ứng của các cá nhân bị tác động rất khác nhau, từ bác bỏ đến chế nhạo. Tuy nhiên, các ngân hàng và cơ quan tài chính của Trung Quốc thì không dám tự mãn như vậy.

Trung Quốc vẫn chưa thoát khỏi sự lệ thuộc với đồng USD - Ảnh: internet

Nguy hiểm trực diện cho Trung Quốc

Các biện pháp trừng phạt được áp đặt đối với những cá nhân mà Mỹ cho là đã góp phần quan trọng vào việc làm suy yếu quyền tự trị của Hồng Kông thông qua việc Trung Quốc áp đặt các luật an ninh quốc gia. Các lệnh trừng phạt đóng băng bất kỳ tài sản nào thuộc sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp của 11 cá nhân hiện có ở Mỹ hoặc do người Mỹ kiểm soát. Đáng kể hơn, họ cũng cấm và sẽ phạt bất kỳ tổ chức tài chính nào cố ý kinh doanh với những cá nhân bị trừng phạt.

Ban đầu, các quan chức bị tác động tỏ ra khinh bỉ đối với các lệnh trừng phạt phần lớn vì họ tuyên bố không có tài sản ở Mỹ. Thậm chí, Lạc Huệ Ninh, Giám đốc Văn phòng Liên lạc của Trung Quốc tại Hồng Kông, đã đề nghị gửi "100 đô la Mỹ cho ông Trump để ông ấy đóng băng". Lâm Trịnh Nguyệt Nga cho biết bà ta không cảm thấy bị đe dọa bởi các hành động của Mỹ và chế nhạo Mỹ đã đề cập sai địa chỉ.

Tuy nhiên, các ngân hàng ở Hồng Kông lại không lạc quan như vậy. Một số ngân hàng, như Citigroup, đã hành động nhanh chóng để đóng các tài khoản liên quan đến các cá nhân bị trừng phạt bất chấp cơ quan quản lý tiền tệ của Hồng Kông nói rằng các lệnh trừng phạt đơn phương không có giá trị pháp lý ở Hồng Kông và các ngân hàng không có nghĩa vụ phải tuân thủ chúng.

Các cá nhân có thể đối phó với hành động của Mỹ bằng cách chuyển hoạt động tài chính ngân hàng của họ sang các ngân hàng nội địa của Trung Quốc nhưng việc Mỹ sẵn sàng sử dụng sự thống trị của đồng đô la trong hoạt động tài chính toàn cầu để nhắm vào họ đã khiến đô la trở thành mối đe dọa lớn đối với hệ thống tài chính Trung Quốc cùng các các ngân hàng.

Chính quyền Trump đã tập trung vào các hành động chống lại Trung Quốc và các công ty Trung Quốc. Sau cuộc tấn công vào ngành xuất khẩu của Trung Quốc năm ngoái, trọng tâm của các nỗ lực chống Trung Quốc đã chuyển sang công nghệ và tài chính.

Mỹ trừng phạt TikTok, Huawei và WeChat cũng như các công ty công nghệ Trung Quốc khác, đồng thời áp đặt các tiêu chuẩn kiểm toán của Mỹ đối với các công ty Trung Quốc được liệt kê tại Mỹ. Đó là một phần trong phản ứng của chính quyền Mỹ trước tham vọng của Trung Quốc trong việc vượt qua Mỹ về công nghệ và thách thức sự thống trị của nước này trong lĩnh vực tài chính.

Trung Quốc nhận thức sâu sắc rằng các lệnh trừng phạt Hồng Kông đã mở ra một mặt trận mới và nghiêm trọng hơn nhiều trong những căng thẳng với Mỹ. Sẽ tương đối dễ dàng với Mỹ nếu họ muốn mở rộng các biện pháp trừng phạt từ các cá nhân sang những đối tượng khác, gồm cả các ngân hàng mà Mỹ cho rằng đã đồng lõa với các hành động của Trung Quốc tại Hồng Kông.

Nguy hiểm hơn với Trung Quốc là các ngân hàng lớn nhất của họ - Ngân hàng Trung Quốc, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc, Ngân hàng Thương gia Trung Quốc, Ngân hàng Công thương Trung Quốc, Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc và các ngân hàng khác - có các hoạt động rộng rãi ở nước ngoài và có 1,4 nghìn tỉ USD kinh phí.

Và không chỉ có các ngân hàng. Các ngân hàng đầu tư, công ty môi giới, công ty bảo hiểm, quỹ đầu cơ, công ty cổ phần tư nhân và các nhà quản lý quỹ nói chung sẽ kiểm tra xem họ có mối liên kết nào, trực tiếp hay gián tiếp, đối với các cá nhân bị trừng phạt hay không và đánh cược các lựa chọn của họ để đối phó với các hành động trong tương lai của Mỹ.

Nguy hiểm lâu dài cho Trung Quốc

Trung Quốc nhận thức rất rõ rằng nếu Mỹ gia tăng sự thống trị của đồng đô la thì điều đó có thể gây ra sự hỗn loạn trong hệ thống tài chính của họ. Đồng đô la là đơn vị tiền tệ chi phối đối với các giao dịch tài chính trên thế giới cùng với việc giải quyết các hoạt động thương mại quốc tế. Sự thống trị của đồng đô la cũng mang lại cho nó một ảnh hưởng quá lớn đối với hệ thống xác nhận và nhắn tin SWIFT làm trung tâm cho hoạt động tài chính xuyên biên giới.

Nếu Mỹ mở rộng các biện pháp trừng phạt, họ có thể - như đã từng làm với các quan chức và tổ chức của Nga cũng như đối với Triều Tiên và Venezuela - sẽ cấm Trung Quốc và các tổ chức của họ giải quyết các giao dịch bằng đô la Mỹ ở bất kỳ đâu trên thế giới.

Trước nỗi lo đó, Trung Quốc đã thực hiện một nỗ lực đáng kể để quốc tế hóa tiền tệ của chính mình và việc sử dụng đồng tiền đạt một số thành công, nhưng còn hạn chế. Đáng kể nhất là họ đã đạt được một thỏa thuận với Nga để sử dụng đồng nhân dân tệ và đồng rúp để giải quyết các giao dịch giữa hai nền kinh tế và những đồng tiền này hiện chiếm khoảng một phần tư tổng số giao dịch giữa Nga và Trung Quốc.

Các nhà chức trách và cơ quan quản lý tài chính của Trung Quốc đang thúc giục các tổ chức của họ tăng cường sử dụng đồng nội tệ như cách đối phó trước mối đe dọa là: bị trục xuất khỏi hệ thống thanh toán bằng đồng đô la nếu Mỹ quyết định thực hiện lựa chọn “hạt nhân” của mình.

Với bản chất khó đoán của chính quyền Trump; tâm lý bài Trung ở đội ngũ xung quanh Tổng thống Mỹ thì Trung Quốc khó ăn ngon ngủ yên. Gần đây; những phát biểu và hành động lên gân trong mùa cuộc bầu cử sắp tới mà Trump coi việc nhắm mục tiêu vào Trung Quốc là một nước then chốt, người ta không thể loại trừ khả năng có sự leo thang lên mức không thể xuống. Thậm chí, dẫn đến Trump thực hiện lựa chọn "hạt nhân" là dùng đồng đô la Mỹ để chiếu tướng Trung Quốc.

Hoàng Phương (dịch từ SMH)

Bài liên quan
Perplexity đề nghị sáp nhập với TikTok ở Mỹ khi ông Trump có thể hoãn lệnh cấm trong 90 ngày
Tổng thống đắc cử Donald Trump hôm 18.1 cho biết “rất có thể" sẽ gia hạn thêm 90 ngày cho TikTok để tránh lệnh cấm tiềm năng ở Mỹ, sau khi ông nhậm chức vào ngày 20.1. Trong khi đó, TikTok cùng hơn 170 triệu người dùng Mỹ đang hồi hộp chờ đợi trước nguy cơ ứng dụng chia sẻ video ngắn đình đám ngừng hoạt động hôm 19.1.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
USD - vũ khí tối thượng của Mỹ đang là ác mộng với Trung Quốc