Theo thông tin của Bộ KH-CN, chương trình Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0 sẽ ưu tiên các đề xuất có sự đặt hàng và tài trợ từ doanh nghiệp; các đề xuất có sản phẩm có thể triển khai ứng dụng trực tiếp trong đời sống, có sự lan tỏa trong xã hội…

Ưu tiên hỗ trợ nghiên cứu công nghệ ứng dụng

Thu Anh | 03/03/2019, 14:30

Theo thông tin của Bộ KH-CN, chương trình Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0 sẽ ưu tiên các đề xuất có sự đặt hàng và tài trợ từ doanh nghiệp; các đề xuất có sản phẩm có thể triển khai ứng dụng trực tiếp trong đời sống, có sự lan tỏa trong xã hội…

Nhằm triển khai nội dung Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2025: “Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0”, mã số KC- 4.0/19-25, Ban chủ nhiệm Chương trình KC- 4.0/19- 25 đã tổ chức Hội thảo “Triển khai nội dung Chương trình Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0”, mã số KC- 4.0/19-25.

Theo Bộ KH-CN, để Chương trình KC- 4.0/19-25 được triển khai rộng rãi, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, ngày 22.2.2019,Bộ KH-CN đã ra thông báo kêu gọi đề xuất đề tài/ dự án khoa học và công nghệ từ các tổ chức, doanh nghiệp KH-CN, viện nghiên cứu, trường đại học trên cả nước.

Mục tiêu của Chương trình nhằm nghiên cứu ứng dụng, phát triển và chuyển giao một số công nghệ chủ chốt của công nghiệp 4.0 mà Việt Nam có lợi thế và nhằm hỗ trợ thí điểm đổi mới một số mô hình quản trị, sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp trong một số lĩnh vực chủ chốt theo hướng chuyển đổi số.

Tại Hội thảo, theo PGS.TS Nguyễn Thanh Thủy làm Phó Chủ nhiệm Chương trình, các đề xuất cần phù hợp với mục tiêu, nội dung, sản phẩm đã được ban hành tại Quyết định số 2813/QĐ-BKHCN ngày 27.9.2018 của Bộ KH-CN. Trong đó ưu tiên: các đề xuất của các Bộ, Ngành, UBND cấp tỉnh; các đề xuất có sự phối hợp giữa các viện nghiên cứu, trường đại học và các tổ chức, doanh nghiệp KH-CN, đặc biệt các công ty khởi nghiệp sáng tạo nhằm hỗ trợ, hoàn thiện công nghệ; đổi mới và triển khai mô hình quản trị, sản xuất – kinh doanh trong các lĩnh vực ưu tiên và quan trọng.

Bên cạnh đó, ưu tiên các đề xuất có sự đặt hàng và tài trợ từ doanh nghiệp; các đề xuất có sản phẩm có thể triển khai ứng dụng trực tiếp trong đời sống, có sự lan tỏa trong xã hội; các đề xuất nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các công nghệ chủ chốt của công nghiệp 4.0 nằm trong Danh mục của Quyết định số 3685/QĐ-BKHCN ngày 3.12.2018 của Bộ KH-CN.

Theo đó, các đề xuất sẽ được tiếp nhận theo 3 nhóm nội dung thuộc khung Chương trình KC-4.0/19-25. Cụ thể, nhóm 1: Nghiên cứu, phát triển, chuyển giao và ứng dụng các công nghệ chủ chốt của công nghiệp 4.0 (Trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối, phân tích dữ liệu lớn, Internet kết nối vạn vật, mạng di động thế hệ thứ 5, robot, điện toán đám mây…) để tạo ra các sản phẩm trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ như: y tế, du lịch, tài chính - ngân hàng, nông nghiệp, công nghiệp chế biến và chế tạo, giáo dục - đào tạo và dạy nghề, giao thông, xây dựng, thông tin - truyền thông, tài nguyên - môi trường, quốc phòng, an ninh.

Nhóm 2: Nghiên cứu, xây dựng cơ sở dữ liệu và hạ tầng số làm nền tảng, phục vụ phát triển và ứng dụng công nghệ chủ chốt của công nghiệp 4.0.

Nhóm 3: Nghiên cứu các mô hình chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, và triển khai mô hình quản trị, sản xuất kinh doanh của các tổ chức, các doanh nghiệp trong các lĩnh vực ưu tiên và quan trọng theo đinh hướng chuyển đổi số, thích ứng với cách mạng công nghiệp 4.0.

Ngoài ra, các đề xuất cần có địa chỉ ứng dụng các kết quả do đề tài/dự án tạo ra; cam kết hỗ trợ hoàn thiện, chuyển giao công nghệ và triển khai ứng dụng trực tiếp trong đời sống, kinh tế, xã hội. Tổ chức, cơ quan ứng dụng sản phẩm của đề tài/ dự án được đề xuất cần có đủ uy tín và năng lực để tiếp nhận và triển khai một cách hiệu quả sản phẩm tạo ra.

Thời gian nhận đề xuất từ 1.3.2019 đến hết ngày 15.3.2019, các nhiệm vụ sẽ được triển khai trong năm 2020.

Thu Anh
Bài liên quan
Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 đặt tại Khu Công nghệ cao TP.HCM
Ngày 25.4, UBND TP.HCM phối hợp với WEF (Diễn đàn Kinh tế thế giới) tổ chức Hội thảo “Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 tại TP.HCM – Động lực mới cho phát triển bền vững”.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tìm giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long
6 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 26.4, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Cần Thơ và báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức hội thảo với chủ đề "Giải pháp về nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long".
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ưu tiên hỗ trợ nghiên cứu công nghệ ứng dụng