Theo Bloomberg, một nghiên cứu mới đây được công bố cho thấy những quốc gia có chính sách bắt buộc tiêm vắc xin phòng bệnh lao có số ca tử vong vì COVID-19 thấp hơn các nước không có chính sách này.

Vắc xin phòng bệnh lao có thể hiệu quả trong điều trị và ngăn chặn COVID-19

04/04/2020, 06:52

Theo Bloomberg, một nghiên cứu mới đây được công bố cho thấy những quốc gia có chính sách bắt buộc tiêm vắc xin phòng bệnh lao có số ca tử vong vì COVID-19 thấp hơn các nước không có chính sách này.

Các nhà khoa học đang đẩy mạnh nghiên cứu tìm ra phương thức điều trị COVID-19 trong bối cảnh đại dịch lây lan toàn cầu - Ảnh: Internet

Một nghiên cứu được đăng tải trên trang medRxiv - một trang web chuyên dành cho nghiên cứu y khoa, đã chỉ ra mối liên hệ tương quan giữa việc các quốc gia yêu cầu công dân tiêm vắc xin trực khuẩn Calmette-Guerin (BCG) phòng lao với số ca nhiễm và tử vong vì coronavirus. Theo đó, những nước có chính sách bắt buộc phải dùng BCG được cho là có số ca nhiễm và số người thiệt mạng vì COVID-19 thấp hơn nhiều so với những nước không thực hiện chính sách.

Các chuyên viên lâm sàng tại ít nhất 6 quốc gia đang tiến hành các thử nghiệm liên quan đến việc cung cấp cho nhân viên y tế tuyến đầu và người cao tuổi vắc xin BCG để xem liệu nó có thực sự cung cấp một mức độ bảo vệ chống lại coronavirus mới hay không.

Tác giả của nghiên cứu nói trên, phó giáo sư từ Viện Công nghệ New York (Mỹ), ông Gonzalo Otazu, bắt đầu nghiên cứu về tác dụng của vắc xin BCG sau khi nhận thấy số lượng ca bệnh ở mức thấp tại Nhật Bản, một trong những nước ghi nhận trường hợp nhiễm coronavirus sớm nhất bên ngoài Trung Quốc nhưng hiện vẫn chưa ban hành các biện pháp phong tỏa như nhiều quốc gia khác đang làm để ngăn chặn vi rút lây lan.

Otazu tiết lộ ông biết về một nghiên cứu trước đó cũng cho rằng vắc xin BCG được cho không chỉ cung cấp bảo vệ khỏi vi khuẩn lao mà các bệnh truyền nhiễm khác. Vì vậy, nhóm của ông đã tiến hành tổng hợp dữ liệu ở các nước có chương trình tiêm chủng bắt buộc vắc xin BCG. Sau đó, họ so sánh với số lượng ca nhiễm và số ca tử vong vì coronavirus để tìm ra mối tương quan.

Theo chuyên gia Otazu, trong các ghi nhận số lượng nhiễm COVID-19 lớn, Mỹ và Ý có khuyên người dân tiêm vắc xin BCG nhưng chỉ cho ai có nguy cơ. Trong khi đó, Đức, Tây Ban Nha, Pháp, Anh đã từng có chính sách tiêm vắc xin BCG nhưng đã kết thúc từ khoảng 10 năm trước. Trung Quốc, nơi bùng phát đại dịch cũng có chính sách nói trên nhưng không được thực thi hiệu quả trước năm 1976. Duy chỉ có Nhật Bản, Hàn Quốc, 2 nước được cho là có thể kiểm soát được dịch bệnh, có chính sách tiêm chủng toàn quốc vắc xin BCG.

Giáo sư Đại học Toronto (Canada) Eleanor Fish cho biết, với hơn 1 triệu ca nhiễm COVID-19 và hơn 55.000 người chết, thế giới đang vật lộn để kiểm soát dịch bệnh. Tuy nhiên, để chế tạo bất kỳ loại vắc xin nào cho căn bệnh này đều cần tối thiểu hơn 1 năm. Do đó, các nhà nghiên cứu đang đẩy mạnh xem xét các lựa chọn có sẵn, gồm cả vắc xin BCG, để ngăn chặn coronavirus. Và nghiên cứu của ông Otazu hiện chưa được đánh giá bởi các đồng nghiệp, một tiêu chí nghiêm ngặt cho các nghiên cứu khoa học.

Trước đó, một trong những người đầu tiên tiến hành thử nghiệm hiệu quả của vắc xin BCG chống lại coronavirus là Mihai Netea, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm thuộc Đại học Y Radboud (Hà Lan). Đội ngũ của ông Netea đã đăng ký 400 tình nguyện viên đều là các nhân viên y tế. Ông cũng sắp bắt đầu một thử nghiệm riêng để nghiên cứu tính hiệu quả của vắc xin BCG trên những người trên 60 tuổi. Các thử nghiệm khác đang diễn ra ở Úc, Đan Mạch, Đức, Mỹ.

Các nhà khoa học vẫn đang làm việc để hiểu rõ hơn tại sao vắc xin BCG có thể có hiệu quả chống lại không chỉ bệnh lao mà cả các vi khuẩn gây bệnh khác. Công trình kéo dài hàng mấy chục năm của Netea cho thấy vắc xin BCG làm nhạy cảm hệ thống miễn dịch theo cách mà bất cứ khi nào có mầm bệnh dựa trên chiến lược tấn công giống như vi khuẩn lao tấn công, nó sẵn sàng phản ứng theo cách tốt hơn hệ thống miễn dịch của những người chưa nhận được vắc xin.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng cảnh báo ngay cả khi BCG có hiệu quả, không có lý do gì để người dân tích trữ loại vắc xin này.

“Mọi người không nên tích trữ hoặc cố gắng tiêm vắc xin BCG. Vẫn có khả năng vắc xin này có thể làm gia tăng nguy cơ nhiễm coronavirus, các nhà khoa học chưa thể kết luận chính xác tác dụng của loại vắc xin này cho tới khi các thử nghiệm lâm sàng hoàn tất. Không có quốc gia nào trên thế giới kiểm soát được căn bệnh này chỉ vì dân số được BCG bảo vệ. Giữ khoảng cách xã hội, xét nghiệm khoanh vùng và cách ly các trường hợp nhiễm bệnh hoặc nghi nhiễm sẽ cần phải được thực hiện để quản lý sự lây lan của dịch bệnh”, ông Otazu cảnh báo.

Hoàng Vũ (theo Bloomberg)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Xuất khẩu gạo Việt Nam có nhiều cơ hội
Ông Nguyễn Phúc Nam, Phó vụ trưởng Vụ thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương), cho biết trong quý 1/2024, gạo Việt Nam xuất khẩu vẫn tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường gạo thế giới.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vắc xin phòng bệnh lao có thể hiệu quả trong điều trị và ngăn chặn COVID-19