PGS.TS Mai Hà - Chủ tịch Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam (VIPA) cho biết, trong quá trình hội nhập quốc tế, tài sản sở hữu trí tuệ có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, vai trò này nhiều khi chưa được doanh nghiệp đánh giá đúng và đủ.

Vai trò của Sở hữu trí tuệ chưa được đánh giá đúng và đủ

Thu Anh | 25/10/2017, 13:45

PGS.TS Mai Hà - Chủ tịch Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam (VIPA) cho biết, trong quá trình hội nhập quốc tế, tài sản sở hữu trí tuệ có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, vai trò này nhiều khi chưa được doanh nghiệp đánh giá đúng và đủ.

Tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam (VIPA) và Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) tổ chức Hội thảo “Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài cho doanh nghiệp Việt Nam”.

Tại Hội thảo, bà Phạm Thị Thu Hằng - Tổng Thư ký VCCI nhận định: “Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay đòi hỏi sản phẩm, thương hiệu phải có sự đầu tư về chất xám và hàm lượng tri thức. Do đó, tài sản trí tuệ là cấu phần quan trọng để tạo nên giá trị sản phẩm của doanh nghiệp”.

Theo bà Hằng, nếu là doanh nghiệp xuất khẩu thì trước tiên phải nắm chắc được quy tắc về thương mại điện tử, nguyên tắc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tuy nhiên, với tài sản trí tuệ và bảo hộ sở hữu trí tuệ lại là chuyện khác và không hề đơn giản. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu các sản phẩm của mình nên quan tâm tới việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

PGS.TS Mai Hà – Chủ tịch VIPA - Ảnh:VIPA

Về phía Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam (VIPA), PGS.TS Mai Hà – Chủ tịch VIPA cho biết trong quá trình hội nhập quốc tế, tài sản sở hữu trí tuệ có vai trò ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của doanh nghiệp, nhưng vai trò to lớn này nhiều khi chưa được doanh nghiệp đánh giá đúng và đủ.

Giải thích cho điều này, theo PGS.TS Mai Hà, lợi thế mà các doanh nghiệp có được khi độc quyền sở hữu đối với một tài sản trí tuệ là các doanh nghiệp này sẽ có lợi thế cạnh tranh so với đối thủ, tạo dựng được vị trí vững chắc trên thị trường, hạn chế hành vi sao chép, bắt chước của đối thủ cạnh tranh hoặc có quyền yêu cầu đối thủ bồi thường khi bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ”.

Cùng với đó, PGS.TS Mai Hà cũng khẳng định sở hữu trí tuệ sẽ giúp nângcao giá trị của doanh nghiệp khi được định giá bởi các nhà đầu tư hoặc các tổ chức tài chính nhờ độc quyền sở hữu tài sản trí tuệ có giá trị. Ngoài ra, sở hữu trí tuệ cũng tạothu nhập cho doanh nghiệp thông qua chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển giao quyền sử dụng, bán hoặc thương mại hóa sản phẩm hoặc dịch vụ được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ…

Theo vị Chủ tịch VIPA, Hội đã, đang và sẽ tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp hội viên nắm rõ kiến thức về sở hữu trí tuệ, cách thức sử dụng phần mềm hiệu quả và hợp pháp, định giá tài sản sở hữu trí tuệ... giúp khai thác hiệu quả tài sản trí tuệ và bảo đảm quyền lợi đối với tài sản trí tuệ của mình.

Thu Anh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
một giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vai trò của Sở hữu trí tuệ chưa được đánh giá đúng và đủ