Để tránh thua lỗ cho người chăn nuôi, Việt Nam cần phải kết hợp với phía Trung Quốc để ghi rõ số liệu sản xuất (phía Việt Nam), số liệu lấy hàng từ phía họ (Trung Quốc). Thế nhưng theo Tổng thư ký Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, giải pháp này giờ vẫn chưa được đề ra.

Vẫn chưa có giải pháp kiểm soát thịt lợn bán tiểu ngạch qua Trung Quốc

tuyetnhung | 14/04/2016, 16:22

Để tránh thua lỗ cho người chăn nuôi, Việt Nam cần phải kết hợp với phía Trung Quốc để ghi rõ số liệu sản xuất (phía Việt Nam), số liệu lấy hàng từ phía họ (Trung Quốc). Thế nhưng theo Tổng thư ký Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, giải pháp này giờ vẫn chưa được đề ra.

Trao đổi riêng với Báo điện tử Một Thế Giới, TS Đoàn Xuân Trúc, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, đãchia sẻ về vấn đềTrung Quốc ồ ạtnhập khẩu thịt lợn của Việt Nam qua đường tiểu ngạch.

TS Đoàn Xuân Trúc. Ảnh: Tuyết Nhung

TS Đoàn Xuân Trúc, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam

Gần đây, Trung Quốc liên tục thu mua lợn của Việt Nam, đặc biệt là lợn hơi, lợn mỡ với số lượng lớn. Ông có thể cho biết, nguyên nhân nào khiến Trung Quốc xem Việt Nam là nguồnnhập khẩu lớn như vậy?

-Mặc dù Trung Quốc là nước sản xuất thịt lợn lớn nhất thế giới với gần 56 triệu tấn/năm, nhưng nước này rất đông dân, ăn thịt lợn nhiều, đặc biệt ở phía Đông Bắc, họ rất thích ăn thịt lợn nhiều mỡ. Trong 2-3 năm gần đây, Trung Quốc đã vươn lên là nước nhập khẩuhàng đầu thế giới về thịt lợn. Tuy nhiên, bản thân Trung Quốc lại kiểm soát dịch bệnh ở lợn và các loại vật nuôi khác rất yếu, nên dịch bệnh xảy ra thường xuyên, đặc biệt là bệnh tai xanh và bệnh lở mồm long móng xảy ra ở Trung Quốc rất nặng. Cho nên, dịch bệnh đã khiến nguồn cung trong nước giảm mạnh. Mặt khác, người dân Trung Quốc lại sản xuất nhỏ lẻ, manh mún khiến nước này siết chặt việc chăn nuôi.

Cụ thể, năm ngoái, dịch bệnh đã khiến đàn heo nái Trung Quốc giảm 11 triệu con,nguồn cung giảm trong khi chi phí thức ăn cao, thời tiết khắc nghiệt nên giá thịt lợn của Trung Quốc rơi vào tốp cao của thế giới. Năm 2015, giá thịt lợn hơi Trung Quốc lên đến 2,5 USD/kg. Giá thì cao, cung thì không đủ cầu nên Trung Quốc phải nhập khẩu nhiều thịt lợn. Đây là mấu chốt của vấn đề.

Trên thực tế Trung Quốc nhập lợnViệt Nam qua đường tiểu ngạch lợi hơn rất nhiều nước khác. Vì nếu qua đườngchính ngạchthuế nhiều, giá cao, không trốn thuế được, trong khi nhập từ Việt Nam qua đường tiểu ngạchđược hưởng lợi những thứ đó. Đặc biệt, người tiêu dùng Trung Quốc lại thích ăn lợn tươi, Việt Nam hoàn toàn đáp ứng được điều đó.

Việc Trung Quốc thu mua liên tục với một khối lượng lớn lợn Việt Nam sẽ có lợi trước mắt cho người chăn nuôi vì bán được hàng và có lãi. Tuy nhiên, Trung Quốc được đánh giá là một thị trường rất thất thường, một khi họ ngừng nhập khẩu thì sẽ có thể tác động lớn tới thị trường chăn nuôi Việt Nam, khiến người chăn nuôi lỗ nặng, tạo nên cơn sốt giá trong nước. Ông có bình luận gì về vấn đề này?

- Hiện tại, thịt lợn đang hút thương lái Trung Quốc với mật độ lớn. Trung Quốc mua với giá cao nên người chăn nuôi Việt Nam lại đổ xô đi nuôi lợn bán cho Trung Quốc.

Sẽ có lúc Trung Quốc ngừng thu mua lợn của Việt Nam và khi đó, người chăn nuôi thua lỗ nặng và đó là một mối nguy hại, nhưng lại không thể cấm người chăn nuôi Việt Nam bán cho Trung Quốc được.

Do nhập khẩu qua đường tiểu ngạch nên không có sự kiểm soát chặt chẽ đối với người dân, đó là một thực trạng đang xảy ra. Để tránh tình trạng thua lỗ của người dân, Việt Nam cần phải kết hợp với phía Trung Quốc để ghi rõ số liệu sản xuất, số liệu lấy hàngđể tránhthiệt hại ởmức nghiêm trọng nhất.

Tuy nhiên, giải pháp này giờ vẫn chưa được đề ra, người chăn nuôi vẫn xuất theo kiểu “thích thì làm”, tác động lớn tới thị trường chăn nuôi, làm mất cân đối cung cầu trong nước, tạo nên cơn sốt giá, không đủ đáp ứngnhu cầu trong nước, ngành chăn nuôi trong nước kém sức cạnh tranh, bị thịt nhập khẩu chèn ép ngay trên sân nhà.

Có ý kiến cho rằng, Trung Quốc tăng cường nhập lợn mỡ của Việt Nam để tránh chất cấm tạo nạc mà người Việt Nam sử dụng vì thực tế, lợn mỡ không bị “tạo nạc” siêu tốc trước khi xuất chuồng 10-15 ngày, ông có bình luận gì?

- Đây là đánh giá không có cơ sở, nếu không nhập khẩu từ Việt Nam thì Trung Quốc cũng nhập khẩu nhiều thịt heo mỡ từ các nước khác. Chỉ là do thói quen tiêu dùng của họ thôi. Nguyên nhân người Trung Quốc nhập khẩu nhiều thịt lợn mỡ của Việt Nam không để phải tránh chất tạo nạc mà do họ thích ăn thôi. Còn đánh giá như hiện thế là suy diễn, dù Trung Quốc không công bố nhưng thực ra, Trung Quốc còn sử dụng chất cấm tạo nạc nhiều hơn Việt Nam.

Theo ông, trong thời gian tới, các tỉnh trong nước cần phải điều tiết việc xuất khẩu thịt lợn sang Trung Quốc ra sao để đẩy mạnh chăn nuôi lợn và đảm bảo bình ổn thị trường trong nước?

-Phải kiểm soát thú y chặt chẽ để nắm số lượng thị trường, kết hợp với các tỉnh của Trung Quốc gần Việt Nam để giám sát, dự báo số lượng thực tế mà Trung Quốc muốn nhập.

Liên quan đến việc lạm dụng chất cấm trong chăn nuôi, vừa qua Bộ NN&PTNTcó thu hồi hơn 2 nghìn ký Salbutamol. Vậy cógiải pháp nào để hạn chế và kiểm soát tốt chất cấm trong chăn nuôi?

- Phải có hành lang pháp lý và chế tài nghiêm khắc với cả những người buôn bán và người sử dụng. Bên cạnh đó phải triệt từ gốc, tăng cường kiểm soát người dân địa phương, giáo dục, vận động tuyên truyền hộ chăn nuôi không sử dụng chất cấm. Hiện nay, các nước phát triển cũng sử dụng chất cấm và họ cũng phải mất hàng năm mới hạn chế được.

Đối với Việt Nam cũng vậy, phải mất mấy năm nữa mới giảm và hạn chế được tình trạng này. Nếu nói kiểm soát được ngay chỉ là cách nói vô trách nhiệmvà thiếu kiểm soát. Còn bao giờ hết thì không ai dám nói trước được.

Tuyết Nhung (thực hiện)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
2 giờ trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vẫn chưa có giải pháp kiểm soát thịt lợn bán tiểu ngạch qua Trung Quốc