Ấn Độ và Trung Quốc là 2 nước đông dân nhất thế giới với hơn 1,4 tỉ người ở mỗi nước, sẽ đối mặt với nhiều thay đổi về nhân khẩu học trong vài thập niên tới, đe dọa đến thành quả kinh tế khó khăn lắm mới đạt được lâu nay.

Vấn đề dân số của 2 nước đông dân nhất thế giới

Cẩm Bình | 11/09/2022, 15:50

Ấn Độ và Trung Quốc là 2 nước đông dân nhất thế giới với hơn 1,4 tỉ người ở mỗi nước, sẽ đối mặt với nhiều thay đổi về nhân khẩu học trong vài thập niên tới, đe dọa đến thành quả kinh tế khó khăn lắm mới đạt được lâu nay.

Trung Quốc gặp phải tình trạng sụt giảm và già hóa dân số có thể làm giảm năng suất kinh tế. Ấn Độ thì ngược lại, gia tăng dân số chủ yếu ở nhóm người nghèo, thất học, suy dinh dưỡng làm tăng áp lực lên xã hội lẫn nhà nước.

Liên Hợp Quốc dự báo Ấn Độ sẽ vượt qua Trung Quốc trở thành nước đông dân nhất thế giới vào năm 2023. Đến năm 2050, dân số Trung Quốc dự kiến giảm xuống còn 1,32 tỉ người trong khi Ấn Độ tăng lên 1,67 tỉ.

Trung Quốc

Mức sinh giảm là nguyên nhân chính khiến dân số Trung Quốc giảm. Tỷ suất sinh của nước này rơi từ khoảng 2,6 vào cuối những năm 1980 xuống còn 1,16 vào năm 2021, thấp hơn mức 2,1 đủ để bù đắp số người qua đời.

Trung Quốc đã từ bỏ chính sách chỉ cho sinh 1 con, sau đó dần cho phép sinh 2 con từ năm 2016, rồi 3 con từ năm 2021. Đảo ngược chính sách không đem lại nhiều tác dụng vì hầu hết người dân nay đều quen với mô hình gia đình nhỏ, rất ít cặp vợ chồng chịu sinh 2 con.

https___cdn.cnn.com_cnnnext_dam_assets_210510213754-01-china-census-population-growth.jpg
Dân số Trung Quốc bắt đầu sụt giảm - Ảnh: CNN

Một nguyên nhân khác là mất cân bằng giới tính. Sau hơn 3 thập niên thực thi chính sách 1 con trong xã hội trọng nam khinh nữ, số phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ quá ít. Tình trạng thiếu phụ nữ đặc biệt nghiêm trọng tại nông thôn.

Giới chức Trung Quốc tiếp tục nỗ lực nâng cao tỷ suất sinh bằng cách khuyến khích doanh nghiệp bố trí công việc linh hoạt, ban hành chính sách ưu đãi về nhà ở cho các gia đình. Một số người hy vọng việc giới hạn về số con được sinh sẽ bị chấm dứt.

Giới nghiên cứu ước tính đến khoảng năm 2080, số lượng người cao tuổi Trung Quốc sẽ cao hơn lượng người ở độ tuổi lao động (15 - 64). Nhóm dân số 15 - 64 tuổi dự kiến sụt giảm 1,73% mỗi năm.

Để chăm sóc cho nhóm dân số cao tuổi với lực lượng lao động ngày càng thu hẹp, giới chức Trung Quốc chắc chắn cần dành nhiều nguồn lực sản xuất hơn cho dịch vụ sức khỏe, y tế, chăm sóc người già. Như vậy tăng trưởng kinh tế nước này sẽ giảm tốc đáng kể và chi phí lao động tăng cao hơn. Hoạt động sản xuất thâm dụng lao động, lợi nhuận ít sẽ hoàn toàn chuyển sang quốc gia lực lượng lao động dồi dào Việt Nam, Bangladesh hay Ấn Độ, nhu cầu từ các nước có sức mua mạnh như Mỹ cũng chuyển theo.

Ấn Độ

Trái ngược với sụt giảm dân số ở Trung Quốc, Ấn Độ chịu cảnh bùng nổ dân số. Sự kết hợp giữa tỷ suất sinh cao và tuổi thọ ngắn tạo ra một phần lớn dân số trẻ sống phụ thuộc, đem lại áp lực cho tiết kiệm hộ gia đình, cản trở sự tăng trưởng hình thành vốn rất quan trọng cho phát triển kinh tế.

Dân số Ấn Độ tăng trưởng vượt quá khả năng nên trở thành trở ngại lớn cho việc lập kế hoạch và phát triển kinh tế. Quá đông dân là áp lực với cơ sở hạ tầng, dẫn đến nghèo đói, thất nghiệp, thiếu lương thực, chất lượng cuộc sống thấp, chi phí gia tăng, nhiều vấn đề xã hội nảy sinh và gánh nặng lớn đè lên vai người tiêu dùng.

chiindia.jpg
Ấn Độ đang trong thời kỳ bùng nổ dân số - Ảnh: Reuters

Nguyên nhân chính khiến dân số Ấn Độ bùng nổ là nạn tảo hôn, tư tưởng tôn giáo chống lại việc kiểm soát sinh sản và việc nhiều gia đình có con gái vẫn tiếp tục sinh con vì chuộng con trai.

Không ít nghị sĩ đệ trình dự luật kiểm soát dân số nhưng chưa có dự luật nào được thông qua. Nhưng đây không phải biện pháp duy nhất, giới chức Ấn có thể cải thiện trình độ học vấn của phụ nữ, đưa ra chính sách cùng sáng kiến kế hoạch hóa gia đình, nâng cao nhận thức bằng nhiều chiến dịch và trung tâm chăm sóc sức khỏe.

Ấn Độ có dân số ở độ tuổi lao động rất lớn, đem lại cho nước này ưu thế trở thành “siêu cường” về tăng trưởng kinh tế tiếp theo. Tuy nhiên, New Delhi cần nỗ lực nâng cao mức sống để hưởng lợi từ ưu thế nhân khẩu học.

Mấu chốt nằm ở phát triển kinh tế. Ấn Độ cần tập trung cải cách lực lượng lao động, cơ sở hạ tầng, mô hình tăng trưởng và độ mở toàn cầu.

Nếu quốc gia Nam Á này tạo ra được môi trường thúc đẩy giáo dục - đào tạo và tạo ra việc làm cho hàng triệu người trẻ tuổi chuẩn bị gia nhập lực lượng lao động, họ sẽ có cơ hội kinh tế lớn. Dân số ở độ tuổi lao động dự kiến vượt mốc 1 tỉ người trong vòng 15 năm tới sẽ đem lại cho Ấn Độ lực lượng lao động đông nhất thế giới.

Bài liên quan
Foxconn bỏ tiêu chí hôn nhân, giới tính trong tuyển dụng công nhân ở Ấn Độ
Theo Reuters, Foxconn - nhà cung cấp hàng đầu của Apple - đã bỏ tiêu chí về độ tuổi, giới tính, hôn nhân, thậm chí cả tên của tập đoàn Đài Loan này ra khỏi tin tuyển dụng công nhân lắp ráp iPhone tại Ấn Độ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại cầm quyền Dominicana
một giờ trước Sự kiện
Theo Đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21.11 (giờ địa phương), tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại (PRM) cầm quyền, Thị trưởng Thành phố Santo Domingo - bà Carolina Mejia.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vấn đề dân số của 2 nước đông dân nhất thế giới