Khi các vận động viên tranh giành huy chương để bước lên bục vinh quang vào ngày thứ ba của môn điền kinh Olympic hôm 1.8, cái nóng ngột ngạt ở thủ đô Tokyo (Nhật) có lẽ là thứ gây ra nhiều đau khổ nhất.

VĐV Olympic vật lộn với thời tiết đáng sợ ở Tokyo, tay vợt số 2 thế giới còn nhắc đến cái chết

Sơn Vân | 01/08/2021, 17:50

Khi các vận động viên tranh giành huy chương để bước lên bục vinh quang vào ngày thứ ba của môn điền kinh Olympic hôm 1.8, cái nóng ngột ngạt ở thủ đô Tokyo (Nhật) có lẽ là thứ gây ra nhiều đau khổ nhất.

Điều kiện thời tiết khắc nghiệt gây khó khăn các vận động viên và quan chức khi nhiệt kế bên đường đua chạm vào 40 độ C (104 ° F) và độ ẩm dao động quanh mức 60%, với ánh nắng mặt trời chiếu xuống sân vận động Olympic không có khán giả do COVID-19.

Sau khi về nhì trong cuộc thi chạy 400 mét, Michael Norman (người Mỹ) cho biết anh đã uống rất nhiều nước trong nhiều tháng để chuẩn bị vì không khí Tokyo ẩm hơn California.

"Tôi chỉ cần đảm bảo rằng tôi đủ nước", anh nói.

Không chỉ các vận động viên mà hàng nghìn nhân viên, đặc biệt là tại các địa điểm ngoài trời, có nguy cơ bị đột quỵ do nắng nóng tại một trong những Olympic (Thế vận hội) nóng nhất đến nay.

Các nhà tổ chức đã triển khai một loạt các công cụ - từ các trạm phun sương, áo làm mát đến các thiết bị AI cảnh báo nguy cơ đột quỵ do nhiệt - để đánh bại cái nóng trong khi phát viên muối và kem cho các tình nguyện viên.

Tổng giám đốc Olympic Tokyo - Toshiro Muto cho biết khoảng 30 người tham gia tổ chức giải thi đấu này đã bị bệnh nhiệt miệng nhưng tất cả đều có các triệu chứng nhẹ.

"Trước khi vấn đề nCoV bắt đầu, vấn đề quan trọng với Olympic Tokyo là ứng phó với bệnh nhiệt. Chúng tôi đã xem xét tất cả các tình huống để đưa ra các biện pháp triệt để. Tôi tin rằng các bước của chúng tôi đã hoạt động tốt cho đến nay", Toshiro Muto nói.

cac-vdv-olympic-vat-lon-voi-thoi-tiet-dang-so-o-tokyo.jpg
Nhiệt độ đôi khi lên đến 40 độ C khi các VĐV thi đấu ở Olympic Tokyo - Ảnh: Reuters

Diễn ra từ ngày 23.7 đến ngày 8.8, Olympic trùng với thời tiết nóng nhất trong năm ở Tokyo, nơi nhiệt độ có thể lên tới 35 độ C (95 ° F). Trước đó, Olympic mùa hè Tokyo năm 1964 được tổ chức vào tháng 10.

Năm 2013, để giành quyền đăng cai Olympic, ủy ban đấu thầu Tokyo đã hứa hẹn "nhiều ngày thời tiết ôn hòa và nắng", cung cấp "khí hậu lý tưởng cho các vận động viên thi đấu tốt nhất".

Nghiên cứu vào năm ngoái của cố vấn Olympic, phân tích dữ liệu từ năm 1984, cho thấy Tokyo có nhiệt độ trung bình và lượng mưa cao nhất so với bất kỳ thành phố đăng cai nào trong thời gian Olympic được tổ chức. 5 ngày nóng nhất của Tokyo kể từ năm 1964 rơi vào khoảng thời gian diễn ra Olympic năm nay.

“Mọi người cần phải đối phó với nó”

Người phát ngôn của Liên đoàn Điền kinh Thế giới - Nicole Jeffery cho biết các sự kiện sức bền trong lịch trình Olympic Tokyo 2020 được lên lịch vào buổi tối khi trời mát hơn. Chương trình nghị sự buổi tối hôm 1.8 cũng bao gồm trận chung kết 100m nam.

Tất cả các vận động viên đều được cung cấp nước và đá, còn đội ngũ y tế đang quan sát họ chặt chẽ để đảm bảo không ai có dấu hiệu bị căng thẳng vì nhiệt”, Jeffery nói và cho biết thêm rằng đã có sẵn “các phương tiện ngâm nước lạnh”.

Trước đó, trong ngày, các phóng viên ướt đẫm mồ hôi đã quấn khăn ướt khi vòng loại chạy vượt chướng ngại vật 3.000m nữ diễn ra.

Bruno Schmidt, người giành huy chương vàng môn bóng chuyền bãi biển năm 2016 của Brazil, cho biết Olympic Tokyo nóng hơn và gay gắt hơn anh mong đợi.

"Hai tuần đầu tiên ở đây là một trong những thời điểm nóng nhất mà tôi có trong đời, tin hay không?", Bruno Schmidt thổ lộ.

Hôm 28.7, tay vợt số 2 thế giới Daniil Medvedev (Nga) đã cảnh báo rằng một tay vợt "có thể chết" vì nắng nóng.

"Tôi có thể hoàn thành trận đấu nhưng tôi cũng có thể chết ngay lúc đó. Nếu tôi không qua khỏi, ai sẽ là người phải chịu trách nhiệm?", Daniil Medvedev giận dữ với trọng tài Carlos Ramos vì tiếp tục cho trận đấu giữa anh và Fabio Fognini diễn ra hôm 29.7, bất chấp cái nắng như đổ lửa tại sân Ariake. Sau khi cần tới sự chăm sóc y tế, Medvedev đã tiếp tục thi đấu và vượt qua đối thủ sau 3 set để góp mặt tại  tứ kết.

Cơ quan quản lý của các môn thể thao sau đó đã đồng ý lùi thời gian bắt đầu trận đấu để đáp ứng các khiếu nại tương tự.

cac-vdv-olympic-vat-lon-voi-thoi-tiet-dang-so-o-tokyo11.jpg
Medvedev đã kiệt sức ở trận gặp Fognini vì trời quá nóng

Chủ tịch Liên đoàn Quần vợt Quốc tế - David Haggerty nói hôm 1.8 rằng nhóm đang tìm cách kéo dài lịch thi đấu quần vợt thêm hai ngày cho giải Paris 2024 để đối phó với nhiệt độ và đảm bảo nghỉ ngơi đầy đủ cho các tay vợt.

Trong khi Wayde van Niekerk (Nam Phi), kỷ lục gia chạy 40 m thế giới và huy chương vàng năm 2016, nói rằng sẽ rất tuyệt nếu độ ẩm có thể được giảm bớt. "Mọi đối thủ đều cần phải đối phó với nó và chúng tôi sẽ cố gắng hết sức", anh nói.

Vận động viên khúc côn cầu, chơi trên sân không có bóng râm, được cho gấp đôi số thời gian nghỉ giải lao 2 phút thông thường.

Tại cuộc thi chạy việt dã cưỡi ngựa, Karim Florent Laghouag (Pháp) đã mặc một chiếc áo làm mát, quấn khăn ướt và túi đá quanh cổ sau khi cưỡi ngựa.

Điều này thật tuyệt”, anh nói và chỉ tay vào chiếc áo khi nhiệt độ lên tới hơn 30 độ C.

Tokyo cũng đã sử dụng những con đường phản xạ nhiệt hoặc vỉa hè hấp thụ nước. Các nhà tổ chức đã chuyển cuộc chạy marathon và đi bộ đến thành phố Sapporo ở phía bắc mát mẻ hơn.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
VĐV Olympic vật lộn với thời tiết đáng sợ ở Tokyo, tay vợt số 2 thế giới còn nhắc đến cái chết